Để răng sứ luôn được ở trạng thái ban đầu, trắng sáng, bền màu và chắc chắn bạn cần lưu ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng sau khi bọc răng sứ. Sau đây là 11 cách chăm sóc răng sứ đúng cách, chuẩn nha khoa mà bạn có thể tham khảo.
Đánh răng hai lần mỗi ngày trong 2 phút
Để giữ cho răng sứ được bền lâu bạn nên đánh răng đều đặn 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối. Ngoài ra, bạn nên lưu ý về thời gian đánh răng không nên đánh quá lâu hay quá ít, tốt nhất thời gian chải răng chuẩn nha khoa là 2 phút cho một lần vệ sinh với mỗi vùng là 30 giây. Bên cạnh đó, trong khi đánh răng bạn cũng nên dùng ngón tay massage nướu nhẹ nhàng để tăng cường quá trình lưu thông máu.
Bên cạnh đó, bạn nên chú ý đánh răng đúng cách để bảo vệ răng sứ tốt hơn. Sau đây là một vài điểm cần lưu ý khi chải răng sau khi bọc răng sứ.
- Giữ bàn chải ngang và nghiêng 45 độ đối với phần gần nướu. Đảm bảo rằng đầu lông của bàn chải tiếp xúc cả vùng răng và nướu. Thực hiện động tác chải nhẹ mặt ngoài của 2-3 răng, thực hiện động tác rung và xoay tròn tại chỗ. Di chuyển bàn chải đến nhóm răng tiếp theo và lặp lại cùng động tác. Chải đều mặt bên trong+ răng theo cách tương tự.
- Khi chải mặt trong các răng, giữ bàn chải theo chiều dọc và kéo nó từ ngoài ra trong. Đặt bàn chải vuông góc với mặt nhai của răng và chải từ phía sau về phía trước với động tác rung nhẹ. Đừng bao giờ đánh răng theo chiều ngang với áp lực quá mạnh.
- Hãy chờ khoảng 30 phút sau bữa ăn trước khi bạn bắt đầu đánh răng. Nếu bạn đánh răng ngay sau khi ăn, điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến men răng của bạn. Nguyên nhân là vào thời điểm này, miệng có nồng độ axit cao và pH trong răng thấp hơn so với mức bình thường, vì vậy việc đánh răng ngay sau khi ăn có thể gây mài mòn men răng của bạn.
Xỉa răng bằng chỉ nha khoa sau bữa ăn
Vụn thức ăn không được loại bỏ hoàn toàn, bị giắt vào kẽ răng, chân răng là nguyên nhân làm giảm chất lượng răng sứ, dẫn đến các bệnh lý răng miệng như viêm lợi, viêm nướu, viêm nha chu. Khi dùng chỉ nha khoa, bạn sẽ hạn chế thấp nhất các vấn đề này có thể diễn ra tốt hơn so với việc chỉ chải răng thông thường vì không thể làm sạch hoàn toàn các mảng bảm, vụn thức ăn thừa ở những vị trí khó tiếp cận.
Chỉ nha khoa có hình dáng như một loại dây trắng, nhỏ và mảnh, độ đàn hổi tốt, cấu tạo từ chất liệu nhựa và nylon. Với cấu tạo như thế, chỉ nha khoa có thể tiến sâu vào những kẽ răng nhỏ, từ đó lấy ra các mảng bám và vụn thức ăn thừa ra ngoài. Ngoài ra, chỉ nha khoa còn được phủ một lớp hợp chất kháng vi sinh vật, kiềm hãm quá trình hình thành cao răng và giảm khối lượng mảng bám ở kẽ răng.
Súc miệng với nước muối
Theo các chuyên gia, việc súc miệng với nước muối sau khi bọc răng sứ là rất hữu ích, giúp vệ sinh sạch sẽ và an toàn cho khoang miệng. Theo nhiều nghiên cướu, trong nước muối có chứa nhiều chất sát khuẩn gây ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong môi trường khoang miệng. Do đó, dùng nước muối súc miệng sau khi bọc răng sứ sẽ giúp bạn hạn chế đau nhức càm giác đau nhứt, ê buốt trong khoảng thời gian đầu sau khi bọc răng sứ.
Ngoài ra, với các thành phần có tính sát khuẩn, nước muối có thể làm sạch các dịch bẩn xung quanh răng. Do đó, các nha sĩ khuyên nên súc miệng bằng nước muối trong một tuần đầu tiên sau khi thực hiện bọc răng sứ. Tuy nước muối có nhiều lợi ích cho việc chăm sóc sức khỏe răng miệng nhưng nếu sử dụng nước muối có nồng độ quá cao sẽ làm tổn thương men răng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý chỉ súc miệng bằng nước muối từ 2 – 3 lần/ngày.
Để đạt hiệu quả tốt nhất có thể, bạn nên ngậm nước muối trong miệng từ 30 – 60 giây. Nhờ vậy mà các thành phần có trong nước muối mới có đủ thời gian hoạt động để phát huy tối đa công dụng. Tuy nhiên, không phải ngậm nước muối trong miệng càng lâu sẽ càng tốt, điều này có thể gây tác dụng phụ làm cho niên mạc bị kích ứng.
Hạn chế ăn đồ ăn ngọt
Cách chăm sóc răng sứ tiếp theo là bạn nên hạn chế sử dụng các đồ ăn ngọt như bánh ngọt, kẹo, socola vì những thực phẩm này có chứa nhiều đường sẽ làm kích thích sự phát triển của các vi khuẩn có trong khoang miệng, từ đó tạo thành các hỗn hợp axit làm mòn, thậm chí là phát hủy men răng, dẫn đến tình trạng răng trở nên nhạy cảm hơn, nghiêm trọng hơn có thể gây sâu răng.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung thêm những nhóm thực phẩm tốt cho tình trạng răng miệng sau khi bọc răng sứ:
- Thực phẩm giàu canxi là “vũ khí” bí mật giúp tăng cường sức khỏe răng miệng bao gồm các món như hải sản, nước xương, và các loại hạt.
- Sau khi đã gắn răng sứ, răng có khả năng chịu đựng áp lực tốt, nhưng không có nghĩa là tồn tại vĩnh viễn. Vì vậy, hãy ưu tiên lựa chọn thực phẩm mềm, dễ nuốt như trứng, phô mai và đậu phụ.
- Bổ sung vitamin C bằng cách lựa chọn các thực phẩm như dứa, cam, bưởi, dâu tây có tác dụng làm sạch mảng bám và cải thiện sức khỏe răng miệng.
- Ăn nhiều rau xanh, như súp lơ và rau chân vịt, có chứa nhiều chất xơ, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể và đồng thời giúp làm sạch răng tự nhiên.
- Chất đạm từ các loại thịt như thịt gà và cá hồi cũng rất tốt cho sức khỏe răng miệng, và bạn có thể chế biến chúng thành các món mềm để tốt cho răng miệng.
Hạn chế đồ uống làm ố răng
Đồ uống đậm màu hoặc các loại thực phẩm có màu đậm như nước sốt cà chua, cà ri, nước tương sẽ gây ố vàng và xỉn màu răng sứ. Do đó, một cách chăm sóc răng sữa nữa là nên hạn chế sử dụng các loai thực phẩm này hoặc nếu đã dùng thì nên đánh răng ngay sau đó để ngăn ngừa các phân tử màu bám vào bề mặt răng sứ. Sau đây là một số loại đồ uống bạn nên hạn chế sử dụng:
- Cà phê chứa tanin, một chất có khả năng bám màu và làm cho răng sứ xỉn màu nhanh chóng. Do đó, để duy trì màu sắc ban đầu của răng sứ, bạn nên hạn chế uống cafe.
- Trà cũng chứa tanin, tuy nhiên, để hạn chế khả năng bám màu, bạn có thể thêm một chút sữa vào trà.
- Rượu vang có chứa nhiều acid, có thể gây bào mòn và làm cho răng trở nên xấu đi. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, tạo nên các phân tử màu liên kết bền chặt trên bề mặt răng sứ.
- Nước uống có gas không chỉ chứa chất gây màu mà còn có độ acid cao, gây hại cho men răng và dẫn đến tình trạng ố vàng.
- Nước ép từ các loại quả sẫm màu như việt quất và mâm xôi có khả năng dễ dàng bám màu và làm xỉn màu răng sứ.
Không hút thuốc
Để răng sứ vẫn giữ được màu sắc luôn như mới thì bạn nên hạn chế hút thuộc sau khi thực hiện bọc răng sứ. Tuy hầu hết các loại răng sứ hiện nay đều có bề mặt trơn bóng nên hạn chế mảng bám dính trên bề mặt răng. So với răng thật, răng sứ có độ chống dính và khả năng chống bám màu cao hơn nhiều, tuy nhiên trong thuốc lá có 2 thành phần chính là Nicotin và nhựa thuốc lá. Đây là 2 hợp chất hóa học bám chặt lên bề mặt răng sứ. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo rằng không nên hút thuốc sau khi bọc răng sứ.
Hạn chế tối đa cắn đồ ăn cứng
Với một loại thực phẩm cứng như càng cua, nước đá, ổi, trái cốc bạn cũng nện hạn chế dùng sau khi bọc răng sứ để phòng tránh nguy cơ lực tác động lên răng sứ quá mạnh làm sứt mẻ hoặc nứt vở răng sứ.
Giải thích cho câu hỏi vì nên hạn chế tối đa sử dụng thực phẩm cứng sau khi phục hình răng sứ, các chuyên gia cho rằng. Răng sứ tuy cứng chắc nhưng không có độ deo dai tương tự răng thật. Do đó, cần hạn chế dùng các loại đồ ăn cứng để tránh gây hỏng hoặc làm rạn, vỡ răng sứ. Nếu bạn sử dụng nhiều loại thức ăn cứng trong một khoảng thời gian dài, có thể gây áp lực không mong muốn lên vùng nướu. Vấn đề này có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng, gây ra tình trạng viêm nhiễm và sự tụt nướu lợi.
Hạn chế ăn đồ lạnh
Khi thay đổi nhiệt độ đột ngột, như tăng nhiệt độ hoặc giảm nhiệt độ quá nhanh, răng sứ có khả năng mở rộng và co lại, gây ra thay đổi về kích thước. Khi răng sứ mở rộng, có thể tạo áp lực lên nướu, gây tổn thương. Ngược lại, khi răng sứ co lại do nhiệt độ giảm, có thể tạo ra khoảng trống và kẽ hở trong răng sứ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và thức ăn dư thừa xâm nhập và gây ra các vấn đề như sâu răng và hôi miệng. Chính vì vậy, bạn cũng nên hạn chế ăn các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.
Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm
Để tránh việc bọc răng sứ bị tụt nướu, hãy lựa chọn một chiếc bàn chải có lông mềm và thực hiện chải răng một cách nhẹ nhàng theo hướng dọc và thực hiện động tác xoay. Tránh sử dụng bàn chải có lông cứng hoặc đầu bàn chải quá lớn, vì chúng có thể tạo ra áp lực quá mạnh, gây tổn thương cho nướu và có thể làm cho chân răng trở nên nhạy cảm. Bên cạnh đó, để không tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, bạn cần thay đổi bàn chải đánh răng theo chu kỳ 3 tháng hoặc sớm hơn nếu lông bàn chải bị hỏng hoặc đã có dấu hiệu tưa, mòn.
Không nên nghiến răng
Đối với những người có thói quen nghiến răng trong khi ngủ, nên tìm cách khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt. Nghiến răng không chỉ gây mài mòn và gãy vỡ cho răng tự nhiên, mà còn có nguy cơ gây hỏng hoặc nứt vỡ răng sứ. Vì vậy, bạn hãy đến thăm khám bác sĩ nha khoa để kiểm tra và đặt lịch làm máng chống nghiến trong khi ngủ. Điều này sẽ giúp bảo vệ răng sứ khỏi tác động tiêu cực của việc nghiến răng vào lúc ngủ.
Kiểm tra răng định kỳ 6 tháng 1 lần
Bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần điều này giúp bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng cũng như chất lượng của mão răng sứ nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra thì có thể điều trị kịp thời.
Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm thông tin về 11 cách chăm sóc răng sứ đúng cách. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc về bàn chải điện thì comment ngay phía dưới bài viết này, Magic Việt Nam sẽ giải đáp ngay. Xem thêm thông tin về bàn chải điện tại sức khỏe & đời sống nhé.
Liên hệ:
Fanpage: MAGIC Viet Nam
Hotline: 1800 8379 – 0909 279 97.
ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT