Nếu ngôi nhà của bạn xuất hiện các hiện tượng như nấm mốc, nền nhà có hiện tượng bị bốc hơi,…thì chắc chắn độ ẩm đang ở mức cao. Độ ẩm không khí ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ và những người mắc bệnh về đường hô hấp. Vậy bạn có biết cách giảm độ ẩm không khí nhà ở? Hãy tham khảo những chia sẻ hữu ích trong bài viết dưới đây để bảo vệ sức khỏe gia đình nhé!
Độ ẩm là gì?
Chắc hẳn vào những ngày mưa gió, thời tiết ẩm ướt, cụm từ “độ ẩm không khí” được lặp đi lặp đi rất nhiều. Đây chính là từ để diễn tả hơi nước trong không gian đang tồn tại dưới dạng khí và mắt thường không nhìn thấy được. Độ ẩm cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào lượng mưa và sương mù ờ từng khu vực. Đặc biệt ở khu vực phía Bắc, mùa nồm luôn là nỗi ám ảnh vì độ ẩm cao đến mức các vệt nước sẽ tụ lại trên tường, dưới sàn,…
Nguyên nhân khiến nơi ở có độ ẩm cao, ẩm mốc, nồm
- Nhiệt độ không khí bên ngoài cao hơn nhiệt độ của sàn nhà, đặc biệt là khi không khí đang mang nhiều hơi nước.
- Thời tiết lạnh và hanh khô kéo dài khiến nhiệt độ sàn nhà giảm xuống thấp.
- Luồng gió nồm mang hơi ẩm từ biển vào đất liền: Khi đó sàn nhà đang ở nhiệt độ thấp nên chưa kịp thích nghi khiến độ ẩm tăng cao, dẫn đến ngưng đọng hơi nước
Tác động xấu xảy ra do độ ẩm quá cao
Độ ẩm cao gây ra sự ẩm ướt, nhớp nháp, từ đó khiến cuộc sống của chúng ta gặp nhiều phiền toái và vô cùng khó chịu:
Ảnh hưởng sức khỏe
Ngoài việc khiến sàn nhà ẩm ướt, trơn trượt dễ ngã, chấn thương ở người già, trẻ em, thời tiết mùa nồm còn có thể khiến các lỗ chân lông bị bít tắc khiến quá trình bài tiết không hiệu quả, gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi và đau nhức, nhất là đối với phụ nữ mắc bệnh phụ khoa.
Đồng thời, độ ẩm cao cũng ảnh hưởng đến lớp niêm mạc của phế quản, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính về đường hô hấp như hen phế quản hay viêm phổi. Ngoài ra, vi khuẩn và nấm mốc cũng sẽ dễ dàng sinh sôi khiến chúng ta dễ mắc các bệnh ngoài da như ban đỏ hay thủy đậu.
Ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử
Thời tiết ẩm ướt rất dễ gây ra tình trạng nấm mốc, gỉ sét trên các bộ phận kim loại của thiết bị điện tử, làm hỏng vi mạch, gây chập điện và tăng nguy cơ bị điện giật. Từ đó dễ dẫn đến các hiện tượng cháy nổ thiết bị điện tử, đồ gia dụng trong các gia đình.
Ảnh hưởng đồ nội thất
Như đã nói ở trên, thời tiết nồm ẩm là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, nấm mốc, ruồi nhặng, côn trùng sinh sôi và phát triển khiến đồ nội thất hỏng hóc. Các vật dụng bằng gỗ hay nệm như bàn ghế, sofa, tủ,…chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Cách giảm độ ẩm không khí nhà ở mùa nồm, giảm ẩm mốc
Mở cửa sổ (hoặc bật quạt hút mùi) khi nấu ăn hoặc tắm vòi sen để cải thiện luồng không khí
Cách đầu tiên đơn giản nhất chính là thông gió cho ngôi nhà của bạn. Hãy giữ cho không khí trong nhà được thông thoáng, đặc biệt là những nơi có độ ẩm cao như: nhà tắm hoặc bếp. Bạn nên mở cửa sổ, cửa ra vào, bật quạt hoặc bật máy hút mùi nhằm cải thiện luồng không khí ẩm ở những khu vực này.
Đậy nắp khi đun nước, nấu ăn để giảm bớt hơi nước
Trong quá trình nấu ăn, để giảm lượng độ ẩm và hơi nước tỏa ra trong nhà ở, bạn nên đắp kín nắp nồi khi đun nước. Chỉ một thao tác nhỏ nhưng có thể giúp giảm một lượng hơi ẩm đáng kể tích tụ trong nhà bạn.
Phơi quần áo bên ngoài hoặc mở cửa sổ khi phơi trong nhà
Treo quần áo ướt trong nhà, đặc biệt là những phòng thông gió kém (ít có luồng khí di chuyển) sẽ làm tăng độ ẩm do hơi nước thoát ra từ quần áo. Cách làm giảm độ ẩm tốt nhất chính là phơi quần áo ngoài trời hoặc mở cửa sổ để hơi nước thoát ra ngoài, không ảnh hưởng đến không gian sống của bạn.
Không trồng quá nhiều cây trong nhà
Bạn có biết thực vật có khả năng giải phóng hơi ẩm vào không khí. Vì thế, khi thời tiết đang vào giai đoạn ẩm ương, khó chịu, hãy tạm thời đặt những cây bạn đã trồng trong nhà ra bên ngoài. Và đặc biệt lưu ý trong thời gian này bạn cũng không nên tưới cây quá nhiều.
Đảm bảo máy giặt (hoặc máy sấy quần áo) không bị rò rỉ và thông gió đúng cách
Khu vực giặt sấy luôn có một độ ẩm cao, tuy nhiên nếu độ ẩm tăng bất thường là do máy giặt hoặc máy sấy gặp trục trặc. Vì thế, nếu trong nhà bạn có sử dụng 2 loại máy, hãy đảm bảo chúng đang trong tình trạng tốt và không bị rò rỉ. Ngoài ra, hãy chú ý thông gió cho khu vực này nhằm giảm tối đa độ ẩm tồn đọng trong không khí.
Mở cửa sổ phòng ngủ vào buổi sáng để thoát hơi ẩm trong đêm
Sau một giấc ngủ dài, trong phòng ngủ chắc hẳn sẽ tồn đọng một lượng độ ẩm kha khá. Do đó, vào buổi sáng thức dậy, bạn nên mở cửa sổ để không khí ẩm thoát ra ngoài. Sự lưu thông không khí sẽ giúp cải thiện lượng độ ẩm đáng kể.
Giữ và vệ sinh thảm luôn khô ráo
Thảm chính là đồ vật có xu hướng hút ẩm, nhất là khi thời tiết có độ ẩm ướt cao. Vì thế, mỗi khi thấy tấm thảm trong nhà bị ẩm hoặc có mùi mốc, hãy nhanh vệ sinh thảm. Đặc biệt, hãy giữ cho chúng được khô ráo, bạn có thể dùng chất tẩy khô, phổ biến nhất là baking soda.
Kiểm tra và bảo trì các vết nứt ở tường nhà
Trước khi thời tiết vào nồm, bạn cần kiểm tra xung quanh ngôi nhà của mình và nhanh chóng phát hiện các vết nứt để tiến hành bảo trì, sửa chữa. Khi vào mùa nồm, hơi ẩm không khí có thể theo đó để len lỏi vào nơi ở của bạn và gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống.
Sử dụng than củi hoặc đá muối để hút ẩm
Than củi và đá muối là những nguyên liệu rẻ tiền nhưng có khả năng hút ẩm khá tốt. Bạn có thể đặt than củi trong phòng, thời gian sử dụng và phát huy tối đa tác dụng hút ẩm rơi vào khoảng 2-3 tháng. Tương tự với đá muối, chúng sẽ hút và lưu trữ nước từ không khí, giúp giảm độ ẩm hiệu quả cho ngôi nhà của bạn.
Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm thông tin. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc về nồi chiên không dầu thì comment ngay phía dưới bài viết này, Magic Việt Nam sẽ giải đáp ngay. Xem thêm thông tin về gia dụng nhà bếp tại Cẩm nang gia dụng nhà bếp Magic nhé.
Liên hệ:
Fanpage: MAGIC Viet Nam
Hotline: 1800 8379 – 0909 279 97
ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT