9 Lỗi Dễ Gặp Khi Sử Dụng Máy Ép Chậm Tại Nhà

Máy ép chậm ngày càng được sử dụng phổ biến trong các gia đình bởi tính tiện lợi, dễ sử dụng cũng như mang đến những lý nước ép tươi mát cho cả nhà. Bên cạnh đó, khi mua máy ép chậm trước khi sử dụng điều đầu tiên chúng ta cần làm đó là đọc kỹ hướng dẫn sử dụng mà nhà sản xuất đưa ra. Cùng MAGIC điểm qua 9 lỗi khi sử dụng máy ép chậm tại nhà thường gặp nhất và xem nguyên nhân, cách khắc phục ngay nhé.

máy ép chậm
(9 lỗi khi sử dụng máy ép chậm tại nhà)

Máy ép chậm không hoạt động

Nguyên nhân

Hầu hết các loại máy ép chậm đều có chức công tắc hoặc khóa an toàn, khi các bộ phận được lắp không khít dẫn đến công tắc an toàn chưa được đống làm máy không hoạt động. Cũng có thể do quá trình sử dụng motor của máy bị cháy do hoạt động quá tải và dẫn đến tình trạng máy ép chậm không hoạt động.

Khắc phục

  • Bước thứ nhất, kiểm tra phích cắm còn và nguồn điện còn tốt không?
  • Bước thứ hai, kiểm tra lại xem các bộ phận khớp nối của máy ép đã lắp đặt chính xác hay chưa
  • Kiểm tra motor máy xem có cháy không? Nếu cháy nên gửi tới nhà sản xuất để được sửa chữa bảo hành.

Máy ép chậm bị lẫn bã

Nguyên nhân

  1. Bộ lọc không hoạt động hiệu quả: Bộ lọc trên máy ép có thể bị tắc hoặc hỏng, không thể ngăn chặn các cặn bã và chất rắn khỏi nước ép. Do đó, bã trái cây hoặc các tạp chất khác có thể lẫn vào nước ép.
  2. Áp lực ép không đủ: Nếu công suất máy không đủ mạnh, trái cây không được ép kỹ lưỡng và nước ép không được tách riêng hoàn toàn, dẫn đến việc lẫn bã vào nước ép.
  3. Thiết bị không được lắp đặt đúng cách: Nếu máy ép không được lắp đặt chính xác hoặc không được chỉnh đúng khớp, có thể tạo ra khoảng trống giữa các bộ phận hoặc làm mất đi tính kín đáo của máy, làm cho bã có thể lọt vào nước ép.

Khắc phục

  • Kiểm tra và làm sạch bộ lọc trước khi ép. Sử dụng bàn chải nhỏ hoặc vật liệu tương tự để loại bỏ các cặn bã và chất cặn bã cứng đang tắc trong bộ lọc.
  • Đảm bảo áp lực ép đúng. Kiểm tra hướng dẫn của nhà sản xuất để điều chỉnh áp lực ép phù hợp với loại trái cây bạn đang sử dụng. Điều này đảm bảo trái cây được ép kỹ lưỡng và nước ép được tách riêng hoàn toàn.
  • Kiểm tra và cân chỉnh lại thiết bị, đảm bảo rằng các bộ phận trên máy ép được lắp đặt chính xác và không có khoảng trống hay lỗ hổng gây mất tính kín đáo.
  • Nếu vấn đề vẫn tiếp tục, nên liên hệ với nhà sản xuất hoặc dịch vụ kỹ thuật chuyên nghiệp để được kiểm tra và sửa chữa máy ép.

9 Lỗi Dễ Gặp Khi Sử Dụng Máy Ép Chậm Tại Nhà 1

Máy ép chậm bị kẹt

Nguyên nhân

Máy ép chậm bị kẹt thường là một lỗi khi sử dụng máy ép chậm tại nhà thường gặp nhất, do rất nhiều các nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, trường hợp máy bị kẹt không tháo ra được thì các nguyên nhân chủ yếu của chúng là:

    1. Do người dùng ép các loại hoa quả, rau củ có nhiều chất xơ, bã như dứa không bỏ lõi, rau má, đậu nành….
    2. Hoặc do sử dụng các loại trái cây để ép quá cứng dẫn đến trục ép bị lệch và bám vào phần thân máy.
    3. Cho quá nhiều nguyên liệu vào 1 lúc cũng là nguyên do khiến máy ép chậm bị kẹt, không thể hoạt động trơn tru như bình thường
    4. Ngoài ra, còn một số trường hợp cùng đũa, thìa hay dao nhỏ để nhồi hoa quả xuống. Nhưng vô tình những thiết bị đó lại bị cuốn theo máy gây ra hiện tượng bị kẹt không thể tháo máy ra được.

Khắc phục

  • Hãy sử dụng và lựa chọn các loại trái cây ít xơ hoặc nên bỏ xơ đi để máy ép dễ dàng hơn.
  • Cắt đôi hoặc cắt khúc trái cây, rau củ để máy ép nhẹ nhàng và hạn chế khả năng kẹt máy.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng không nên cho quá nhiều nguyên liệu vào cùng lúc mà hãy chia nhỏ ra từng đợt ép để máy hoạt động ổn định hơn.

Máy ra nước ép quá chậm

Nguyên nhân

Trong quá trình sử dụng máy chạy chậm và yếu, nước ép ra ít thì có thể do 2 nguyên nhân sau:

  1. Nguyên nhân là do bạn sử dụng máy ép chưa đúng cách hoặc không bảo dưỡng, vệ sinh, kiểm tra máy thường xuyên.
  2. Nguyên nhân khác có thể do sử dụng máy ép để ép những loại trái cây có nhiều hạt, hạt nhỏ khiến máy ép không thể hoạt động mượt mà được.
  3. Công suất máy thấp, không thể ép nhiều hoặc ép liên tục.

Khắc phục

  • Sử dụng máy ép chậm theo hướng dẫn của nhà sản xuất nên cắt nhỏ hoa quả, loại bỏ hạt cứng.
  • Nên hạn chế sử dụng ép các loại trái cây có quá nhiều hạt nhỏ, sẽ khiến chất lượng nước ép không được cao
  • Với các loại máy ép có công suất nhỏ nên bỏ vỏ rau củ trước khi ép.
  • Khi ép nên cho một lượng vừa phải trong mỗi lần ép để tránh máy hoạt động quá tải

9 Lỗi Dễ Gặp Khi Sử Dụng Máy Ép Chậm Tại Nhà 2

Máy ép chậm không ra nước ép

Nguyên nhân

Là do bạn cho quá nhiều rau củ, trái cây vào máy ép cùng lúc dẫn đến phần bã thải ra không kịp, dẫn đến bộ phận lọc bị nghẽn lại nên không ép ra nước, ít nước. Với những loại hoa quả mềm như chuối, xoài, mít,… có phần bã dễ gây bít các lỗ nhỏ li ti trên lưới lọc cũng rất dễ dẫn đến bị tình trạng như vậy.

Khắc phục

Tắt máy, rút điên ra, máy dừng hẳn thì kiểm tra bộ phận lọc và vệ sinh máy lại sạch sẽ. Để bảo máy hoạt động được tốt sau mỗi lần sử dụng chúng ta nên vệ sinh thật cẩn thận, bởi khi ép nước hoa quả chứa nhiều đường ngọt khi khô cứng sẽ két lại làm máy hoạt động không tốt.

Máy ép chậm không tháo ra được

Nguyên nhân

  1. Trục ép bị kẹt: Trục ép có thể bị kẹt do mảnh vỏ trái cây, hạt, hoặc các tạp chất khác. Điều này làm giảm hiệu suất và gây khó khăn trong việc tháo ra trục ép.
  2. Bộ lọc bị tắc: Bộ lọc trên máy ép có thể bị tắc bởi xác trái cây, sợi trái cây, hoặc chất cặn bã. Điều này làm giảm lưu lượng nước ép và làm máy ép hoạt động chậm chạp.
  3. Cối ép bị mòn: Nếu cối ép trên máy đã qua sử dụng lâu hoặc bị mòn, hiệu suất ép trái cây sẽ giảm và việc tháo ra cối ép cũng trở nên khó khăn hơn.

Khắc phục

  1. Bước 1: Tắt máy và ngắt nguồn điện trước khi tiến hành bảo dưỡng.
  2. Bước 2: Dùng một que tre hoặc công cụ tương tự, kiểm tra và làm sạch các khe cắt, khe lọc và khe cực trên trục ép. Loại bỏ mọi tạp chất hay cặn bã gây tắc nghẽn.
  3. Bước 3: Tháo cối ép ra khỏi máy (nếu có thể) và rửa sạch với nước ấm và xà phòng nhẹ. Kiểm tra xem có bất kỳ vết mài mòn hoặc hỏng nào trên cối ép. Nếu cần, hãy thay thế cối ép.
  4. Bước 4: Vệ sinh bộ lọc và các bộ phận khác của máy ép. Sử dụng nước ấm và bàn chải mềm để làm sạch các khe lọc và các bộ phận khác.
  5. Bước 5: Lắp lại các bộ phận đã được làm sạch một cách chính xác và đảm bảo chúng được gắn kín.
  6. Bước 6: Khởi động lại máy và thử nghiệm xem máy ép đã hoạt động bình thường hay chưa.

9 Lỗi Dễ Gặp Khi Sử Dụng Máy Ép Chậm Tại Nhà 3

Máy ép chậm kêu to

Nguyên nhân

Trong quá trình sử dụng máy ép chậm, lồng ép phát ra tiếng kêu két két, có thể là do bộ phận dùn bã đang bị tắc. Nguyên nhân có thể do bạn ép quá nhiều thực phẩm cùng 1 lúc hoặc ép rau, ép các đồ mềm khiến máy bị kẹt bã

Khắc phục

Để khắc phục bạn có thể mở lồng ép ra và vệ sinh sạch sẽ đầu đùn bã, lấy hết các vật cản. ép từ từ ít một. Trong quá trình ép kết hợp đồng thời hai nút cho máy quay xuôi, và một lúc cho máy quay ngược lại, để máy hoạt động được ổn định và êm ái hơn

Máy ép chậm tự ngắt

Nguyên nhân

Máy ép chậm đang hoạt động thì tự nhiên bị dừng đột ngột. Nguyên nhân có thể do trục nghiền của máy bị kẹt hoặc máy hoạt động lâu đẫn đến quá tải làm mô tơ (motor) nóng lên.

Khắc phục

  • Trước tiên bạn phải cắt nguồn điện để máy dừng hắn sau đó kiểm tra xem lưỡi dao có bị kẹt hoa quả hay không, nếu có thì thóa lưỡi dao ra cẩn thận vệ sinh lại.
  • Còn nếu máy ngắt do hoạt động quá tải thì bạn nên rút nguồn điện ra và cho máy ngưng sử đến khi motor nguội đi thì sử dụng lại.

Trên đây là 9 lỗi thường gặp nhất khi sử dụng máy ép chậm tại nhà mà ai cũng có thể gặp phải. Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm thông tin về máy ép chậm. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc về máy ép chậm thì comment ngay phía dưới bài viết này, Magic Việt Nam sẽ giải đáp ngay. Xem thêm thông tin về gia dụng nhà bếp tại Cẩm nang gia dụng nhà bếp Magic nhé.

Liên hệ:
Fanpage: MAGIC Viet Nam
Hotline: 1800 8379 – 0909 279 97

Đánh giá bài viết