Không khó để bắt gặp hình ảnh của bếp từ và bếp hồng ngoại ở trong căn bếp của một gia đình nào đấy. Thậm chí, nó còn phổ biến đến nỗi ngay tại các quán ăn cần chế biến ngay tại bàn như quán lẩu… thì chúng ta vẫn thấy người ta sử dụng một trong hai loại thiết bị này. Bài viết sẽ đề cập sự khác biệt của bếp từ và bếp hồng ngoại và yếu tố nào sẽ là quyết định cho sự lựa chọn của bạn?.
Bếp từ là gì?
Bếp từ và bếp hồng ngoại khác nhau, hay còn gọi là bếp điện từ, là thiết bị sử dụng điện, hoạt động dựa trên ứng dụng của từ trường trong việc tạo ra và gia tăng nhiệt lượng. Khi bếp được cung cấp điện năng và bắt đầu hoạt động sẽ có một dòng điện nhất chạy qua cuộn dây đồng bên trong và sinh ra từ trường trên mặt bếp. Vì là dòng từ trường sinh ra chỉ có trong phạm vi vài milimet đổ lại, do đó, để có thể sử dụng bếp từ bạn cần dùng loại nồi làm từ vật liệu nhiễm từ.
Bếp hồng ngoại là gì?
Nguyên lý hoạt động của bếp từ và bếp hồng ngoại dựa trên hai ứng dụng khác nhau, do vậy mà đây là điểm mấu chốt của sự không giống nhau của hai loại bếp này. Bếp hồng ngoại là thiết bị sử dụng điện, hoạt động dựa trên ứng dụng bức xạ nhiệt của tia hồng ngoại. Khi hoạt động, dòng điện đi qua đốt nóng các cuộn dây điện trở bên trong sau đó được tập trung làm nóng vùng nấu nhờ vào thấu kính bên dưới mặt bếp và sau đó truyền đến đáy nồi và nấu chín thức ăn.
So sánh bếp từ và bếp hồng ngoại
Cấu tạo của bếp từ và bếp hồng ngoại
Cấu tạo bếp từ
Bếp từ và bếp hồng ngoại có cấu tạo khác nhau nhưng lại giống nhau ở một số đặc điểm nhất định. Bếp từ gồm 4 bộ phận chính: mâm nhiệt, quạt làm mát, bo mạch và mặt kính. Tuy nhiên trên thực tế sẽ tùy mẫu mã hay thiết kế mà sẽ có những sự thay đổi nhất định nhưng về cơ bản đều là 4 bộ phận nêu trên.
- Mâm nhiệt: Gồm cuộn dây đồng, hay còn gọi là cuộn cảm, giữ vai trò quan trọng trong việc sinh nhiệt và hoạt động của bếp từ. Trong đó, cuộn cảm được cấu tạo gồm một vòng tròn đơn và nhiều vòng dây đồng được quấn quanh vòng tròn đó. Khi có dòng điện cố định chạy qua, cuộn cảm sẽ sinh ra một dòng từ trường cao khoảng vài milimet trên mặt bếp.
- Quạt làm mát: Giữ vai trò làm mát và giảm nhiệt các bộ phận xung quanh, bên trong bếp trong quá trình hoạt động. Nhờ vào hệ thống tản nhiệt mà bếp hoạt động ổn định và hạn chế các tác động hư do nhiệt lượng sinh ra cũng như gây hư hại các linh kiện bên trong bếp.
- Bo mạch điện tử: Tùy vào mẫu mã mà bộ phận này sẽ có những thiết kế và cài đặt khác nhau, nhưng nhìn chung sẽ có các bộ phận như nguồn điện, mạch chỉnh lưu, nguồn chuyển mạch ngắt mở, nguồn xung, sò công suất IGBT, tụ điện, cuộn dây Panel, cảm biến nhiệt độ, khối vi xử lý MUC, quạt làm mát, cảm biến nhiệt, diode cầu và một vài linh kiện khác. Bạn có thể dễ dàng nhận ra bộ phận này nằm trong cấu tạo bếp từ nhờ vào kích thước không nhỏ và đặc điểm đặc biệt. Bo mạch điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia điều khiển, điều chỉnh hoạt động của bếp từ theo các tùy chọn nhờ vào bảng điều khiển trên bếp.
Cấu tạo của bếp hồng ngoại
Khác với bếp từ, bếp hồng ngoại được chia thành 3 bộ phận gồm: phần thân và đáy bếp, hệ thống vi mạch điện tử và mặt kính. Mỗi bộ phận sẽ đảm đương và phụ trách từng chức năng cụ thể nhằm tạo ra sự thống nhất trong hoạt động của bếp hồng ngoại.
- Phần thân và đáy bếp: Phân thân bếp sử dụng chất liệu thép không gỉ và nhựa cao cấp, giữ nhiệm vụ bảo vệ các linh kiện bên trong, định hình bếp nấu và hạn chế tình trạng rò rỉ điện gây nguy hiểm cho người dùng.
- Quạt tản nhiệt: Trong quá trình hoạt động,nhiệt lượng sinh ra rất lớn, để hạn chế tối đa tình trạng ảnh hưởng đến các bộ phận và linh kiện xung quanh, quạt tản nhiệt sẽ giúp giảm nhiệt, làm mát. Về cơ bản chức năng của bộ phận này không khác nhau là mấy giữa hai loại bếp từ và bếp hồng ngoại. Nhờ vào chức năng nêu trên mà hệ thống quạt làm mát đóng góp rất nhiều trong quá trình hỗ trợ và giúp các bộ phận hoạt động ổn định và tuổi thọ được kéo dài hơn.
- Bộ vi mạch điện tử: Gồm mạch điều khiển và mạch công suất, hai mạch đều tham gia vào quá trình điều chỉnh, thay đổi tùy chọn hoạt động của bếp như tăng giảm nhiệt độ, lựa chọn chế độ, hẹn giờ….
- Mâm nhiệt: Đa số bếp hồng ngoại sử dụng hai loại đó là bóng đèn halogen hoặc sợi dây mayso, tuổi thọ trung bình khoảng 2500 tiếng, có chức năng tạo ra bức xạ hồng ngoại sinh ra nhiệt lượng để nấu nướng. Tuy nhiên, hiện nay có một số thiết bị được trang bị các sợi dây carbon siêu bền thay vì các loại mâm nhiệt cũ, khả năng hoạt động lên đến 8000 tiếng, tương đương khoảng 21 năm.
- Mặt kính: Được trang bị ở lớp trên cùng của bếp, đóng vai trò chế tối đa khả năng gây bỏng, giật điện do rò rỉ điện trong quá trình sử dụng cũng như chống va đập do các tác động bên ngoài lên các bộ phận bên trong. Ngoài ra mặt kính cũng có thể chịu nhiệt, chống sốc nhiệt tốt, do vậy mà khi nhiệt độ bếp quá cao hoặc tăng nhanh nhiệt độ trong một thời gian ngắn sẽ không gây ra hiện tượng nứt vỡ, mặt kính.
Cơ chế hoạt động của bếp từ và bếp hồng ngoại
Cơ chế hoạt động của bếp từ
Bếp từ hoạt động dựa trên việc ứng dụng của dòng điện xoáy hay còn gọi là dòng điện Foucalt. Nhờ vào đó, khi có dòng điện chạy qua cuộn cảm của thiết bị sẽ sinh ra một dòng từ trường cao vài milimet trên mặt bếp, biến thiên và truyền đến xoong nồi… Vậy tại sao bếp từ lại kén nồi, phải là nồi làm từ vật liệu nhiễm từ (nam châm có thể hít được) mới có thể sử dụng? Câu trả lời là sử dụng vật liệu nhiễm từ thì khi đặt trên mặt bếp sẽ được từ trường sẽ được truyền đến xoong, nồi, chảo. Nhờ vào đó mà từ trường biến thiên mà có thể sinh ra nhiệt lượng và có thể nấu chín thức ăn. Chính vì vậy mà lượng nhiệt hao phí ra ngoài môi trường là rất thấp nên nấu bằng bếp từ bao giờ cũng nhanh hơn.
Cơ chế hoạt động của bếp hồng ngoại
Bếp từ và bếp hồng ngoại hoạt động dựa trên các nguyên lý hoàn toàn khác nhau. Nếu như bếp từ là ứng dụng sinh ra nhiệt lượng của từ trường thì bếp hồng ngoại hoạt động bức xạ nhiệt của tia hồng ngoại. Khi bếp hoạt động, sẽ có dòng điện chạy qua và thắp sáng các điện trở – sợi dây carbon hoặc bóng đèn halogen hoặc sợi dây mayso. Lúc này, nhiệt lượng sẽ được tỏa ra nhờ và việc các điện trở sẽ bắt đầu nóng lên sau khi được thắp sáng. Sau đó, nhiệt lượng này sẽ được tập trung vào vùng nấu và truyền đến đáy nồi do thấu kính hội tụ được trang bị bên trong mặt kính. Nhiệt độ tỏa ra từ vùng nấu của bếp hồng ngoại có thể làm nóng bất kì vật gì có trên bề mặt, bất kì nồi nào cũng có thể sử dụng.
Phân loại của bếp từ và bếp hồng ngoại
Phân loại của bếp từ
Hiện nay trên thị trường, bếp từ sẽ được chia thành 4 loại như sau
- Bếp từ đơn: Có một vùng nấu, vì kích thước nhỏ gọn và đáp ứng được một bếp nấu nên được sử dụng ở các phòng trọ, quán ăn, nếu trong gia đình thì như bếp phụ, hoặc đem đi du lịch, cắm trại….
- Bếp từ đôi: Có hai vùng nấu, thường sẽ được các gia đình sử dụng như là bếp chuyên dụng nấu nướng.
- Bếp từ 3 vùng nấu trở lên: Có nhiều vùng nấu, được sử dụng trong gia đình, giúp tiết kiệm thời gian, tiện lợi trong quá trình sử dụng khi có thể sử dụng được nhiều bếp nấu cùng một lúc. Nhược điểm là sẽ có hạn chế nhất định trong công suất bếp khi đồng thời sử dụng để đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm.
- Bếp từ hồng ngoại: Sản phẩm là sự kết hợp của hai loại: Bếp từ và bếp hồng ngoại, thường là 2-4 vùng nấu. Nhờ sự kết hợp này mà thiết bị gần như hỗ trợ và khắc phục nhược điểm của hai loại bếp để tối ưu hiệu quả sử dụng.
Phân loại bếp hồng ngoại
- Bếp hồng ngoại đơn: Loại bếp một vùng nấu, kích thước nhỏ gọn, thích hợp cho việc sử dụng ưu tiên sự tiện lợi như chế biến tại bàn, đi du lịch…
- Bếp hồng ngoại đôi: Có hai vùng nấu, thường tích hợp nhiều chức năng hơn bếp hồng ngoại đơn và kích thước hai vùng nấu bằng nhau. Được sử dụng cố định trong bếp của nhiều trong gia đình thay thế bếp gas hay bếp nấu thông thường.
- Bếp hồng ngoại ba vùng nấu trở lên: Thường có từ 3-5 vùng nấu, tùy thuộc vào thiết kế và đặc điểm mà sẽ có kích thước khác nhau và phù hợp. Thường được nhiều gia đình lựa chọn vì sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian do có nhiều vùng nấu, và công suất cao. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn điện khi sử dụng, thường bếp sẽ được setup công suất tối đa khi sử dụng nhiều bếp. Vì vậy bạn sẽ gặp hiện tượng khi sử dụng nhiều bếp cùng một lúc không thể điều chỉnh công suất như lúc chỉ sử dụng một bếp.
Bếp từ và bếp hồng ngoại sử được loại nồi nào?
- Bếp từ khá là kén nồi: thường các nồi có đáy bằng và làm từ các vật liệu nhiễm từ (nam châm có thể hút được) thì mới có thể nấu trên bếp. Trường hợp đáy nồi không bằng phẳng thì dù là vật liệu nhiễm từ cũng không thể sử dụng, bếp sẽ kêu liên hồi để báo hiệu nồi không tương thích. Cũng vì vậy, nếu bạn muốn sử dụng bếp từ để nướng thức ăn mà không có nồi, chảo phù hợp thì đây là điều không thể.
- Bếp hồng ngoại: thì có vẻ là dễ tính hơn rất nhiều so với bếp từ khi mà bất kì vật gì đặt lên đều có thể nấu được. Thậm chí bạn cũng có thể nướng trực tiếp lên bề mặt bếp mà không cần phải thông qua nồi chảo hay thiết bị chuyên dụng nào.
Giá thành của bếp từ và bếp hồng ngoại
Về giá thành của bếp từ và bếp hồng ngoại cũng có sự chênh lệch nhất định. Thường thì bếp từ sẽ có giá thành cao hơn so với nếu bếp hồng ngoại. Vì vậy nếu bạn cần tối ưu cho ngân sách hạn hẹp của mình có thể tìm đến bếp hồng ngoại. Tuy nhiên, trên thực tế các nhà sản xuất luôn cố gắng tung ra thị trường các loại sản phẩm nhiều mức giá khác nhau từ vài trăm nghìn đến vài triệu để người mua có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp.
Bảng so sánh ngắn gọn về bếp từ và bếp hồng ngoại
Tiêu chí | Bếp từ | Bếp hồng ngoại |
Cấu tạo | Gồm 4 bộ phận: Mâm nhiệt, quạt làm mát, bo mạch và mặt kính. | Gồm 3 bộ phận: Phần thân và đáy bếp, hệ thống vi mạch điện tử và mặt kính. |
Phân loại | Chia làm 4 loại chủ yếu. | Chia làm 3 loại chủ yếu. |
Nguyên lý | Nguyên lý sinh ra nhiệt lượng do sự biến thiên của từ trường. | Nguyên lý bức xạ nhiệt của tia hồng ngoại. |
Loại nồi sử dụng | Đáy bằng, làm từ vật liệu nhiễm từ | Bất kì vật gì đặt vùng nấu. |
Giá thành | Giá thành cao hơn, ít lựa chọn cho phân khúc thấp. | Có nhiều lựa chọn cho phân khúc giá thấp. |
Lượng nhiệt hao phí | Ít hơn, khoảng 20-30%, do đó nấu nhanh hơn. | Nhiều hơn, khoảng 30-40%, nấu lâu hơn. |
Sau khi nấu | Mặt bếp không quá nóng, hoặc có khả năng gây bỏng | Mặt bếp rất nóng, có thể gây bỏng nặng. |
Bếp từ và bếp hồng ngoại: loại nào tốn điện hơn?
Bếp từ và bếp hồng ngoại loại nào tốn điện hơn là câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi mà đứng trước lựa chọn 2 loại này. Trên lý thuyết thì mức độ tiêu tốn điện năng là gần như ngang nhau, do lượng điện năng tiêu thụ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào công suất. Tuy nhiên trên thực tế, trong quá trình sử dụng thì bếp hồng ngoại dễ thất thoát điện năng do không sử dụng hết điện tích bề mặt giữa nồi và mặt bếp.
Bếp từ và bếp hồng ngoại: loại nào sử dụng an toàn hơn
Nếu đem lên bàn cân về độ an toàn của hai loại bếp thì có lẽ bếp từ sẽ có vài phần nhỉnh hơn do nguyên lý hoạt động dựa trên sự biến thiên của từ trường thay vì tỏa nhiệt như bếp hồng ngoại. Nhất là trong quá trình nấu hoặc sau khi nấu, lượng nhiệt để lại và khả năng gây bỏng nếu vô tình chạm vào bề mặt bếp hồng ngoại cao hơn rất nhiều so với bếp từ. Hoặc trường hợp bạn quên đi việc tắt bếp trong một giây phút lơ đễnh nào đấy, thì bếp từ vẫn khiến bạn an tâm hơn. Tuy nhiên, nếu xét về công suất thì khả năng tác động đến hệ thống điện và nguy cơ gây cháy nổ do sự quá tải điện thì hai loại bếp này là như nhau.
Nên mua bếp từ hay bếp hồng ngoại?
Vậy nên mua bếp từ hay bếp hồng ngoại? Câu trả lời phụ thuộc các yếu tố như nhu cầu, yêu cầu và khả năng tài chính của bạn. Nếu bạn cần một sản phẩm đạt hiệu suất nấu nướng cao hơn, và trong bếp đã sẵn sàng bộ xoong nồi tương thích thì ngại gì mà không chọn bếp từ để sử dụng. Nhưng nếu bạn muốn đa dạng các vật dụng có thể sử dụng trên bếp và khả năng tài chính hạn hẹp thì có thể lưu ý đến việc chọn mua bếp hồng ngoại. Nếu sau cùng, bạn vẫn khó có thể đưa ra lựa chọn thì bếp từ hồng ngoại tích hợp hai loại với nhau, vừa hỗ trợ vừa khắc phục những nhược điểm của nhau bạn cũng là một lựa chọn bạn nên cất nhắc.
Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm thông tin về bếp từ và bếp hồng ngoại. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc về bếp hồng ngoại hạt thì comment ngay phía dưới bài viết này, Magic Việt Nam sẽ giải đáp ngay. Xem thêm thông tin về gia dụng nhà bếp tại Cẩm nang gia dụng nhà bếp Magic nhé.
Liên hệ:
Fanpage: MAGIC Viet Nam
Hotline: 1800 8379 – 0909 279 97
ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT