Bọc răng sứ cho răng sâu hay trám răng sâu tốt hơn là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Vậy phương pháp nào tốt nhất những người bị sâu răng hãy cùng Magic tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết bên dưới nhé!!
Các tình trạng sâu răng thường gặp
Tình trạng sâu răng mức độ 1
Tình trạng sâu răng mức độ 1 được xem là mức độ nhẹ. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của giai đoạn sâu răng mức độ nhẹ là sự xuất hiện những vệt trắng đục hoặc lổm chổm đốm đen (hoặc màu nâu) trên bề mặt răng. Trong giai đoạn này bệnh nhân sẽ khá chủ quan vì chưa có cảm giác đau nhức hay khó chịu.
Tình trạng sâu răng mức độ 2
Ở giai đoạn này, chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường thấy răng sâu răng đã hình thành một mảng đen lớn phá hủy cấu trúc của răng cũng như men răng. Chính điều này làm cho bệnh nhân đau nhức khi ăn uống và gây cản trở trong sinh hoạt thường ngày. Tình trạng sâu răng ở mức độ 2 thì tức là sâu răng đã bắt đầu gây hại cho tủy răng nên để răng không bị chết tủy bạn hãy đến phòng khám nha khoa để bác sĩ thực hiện thăm khám cũng như tiến hành trám răng cho bạn càng sớm càng tốt.
Tình trạng sâu răng mức độ 3
Trong 3 mức độ sâu răng thì mức độ này được bác sĩ cảnh báo là mức độ nguy hiểm nhất, đáng báo động, cần điều trị ngay lập tức. Những cơn đau nhức dữ dội thường đột ngột xuất hiện vào buổi tối. Ở giai đoạn này, vi khuẩn lan rộng xuống tới chân răng, hình thành những ổ viêm nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tủy răng. Điều này dẫn đến tình trạng áp xe răng, tạo u mủ ở thân răng, sâu răng nặng, nghiêm trọng hơn có thể gây mất răng.
Trám răng sâu là gì?
Trám răng sâu là một phương pháp điều trị nha khoa đơn giản, sử dụng vật liệu trám để lấp đầy những lỗ sâu trên răng mà không gây cảm giác đau nhức hay khó chịu cho bệnh nhân, thời gian thực hiện nhanh chóng từ đó giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại. Ngoài ra, trám răng còn được áp dụng đối với tình trạng sứt mẻ, gãy vỡ răng nhẹ,.. Giúp khôi phục lại độ thẩm mỹ răng miệng.
Bọc răng sứ cho răng sâu là gì?
Bọc răng sứ cho răng sâu là phương pháp điều trị nha khoa với mục đích phục hình lại hình dáng và chức năng của răng bị tổn thương và nứt vỡ do tình trạng sây răng nghiêm trọng bằng chất liệu sứ có hình dáng và màu sắc tương tự răng thật. Bên cạnh đó, phương pháp này còn mang lại cho bệnh nhân một hàm răng khỏe mạnh, đều đẹp, ăn nhai tốt hơn.
Quy trình trám răng
Khi thực hiện trám răng tại các phòng khám nha khoa, bệnh nhân sẽ được trải nghiệm quy trình trám răng đầy đủ các bước như sau:
Bước 1: Khám tổng quát, tư vấn
Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được khám tổng quát tình trạng răng miệng để bác sĩ đánh giá mức độ hư tổn của răng cũng như vị trí răng sâu cần trám.
Trong một vài trường hợp, sâu răng nặng đã tổn thương đến tủy, bác sĩ sẽ phải chụp X-quang để đánh giá kỹ lưỡng tình trạng răng miệng, từ đó đưa ra giải pháp điều trị vừa mang lại hiệu quả cao vừa tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân. ‘
Bước 2: Vệ sinh răng miệng
Trước khi tiến hành trám răng, bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng một cách kỹ lưỡng. Điều này vừa giúp ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm chéo vừa mang lại kết quả điều trị tốt nhất.
Bước 3: Hàn trám răng
Sau khi vệ sinh vùng răng bị tổn thương, bác sĩ sẽ tiến hành tạo hình xoang trám.
Tiếp theo, bác sĩ sẽ phủ lắp vật liệu trám lên và chiếu đèn quang trùng hợp để làm khô và đông cứng vật liệu. Cuối cùng, nha sĩ sẽ đánh bóng và mài nhẫn vết trám để không xuất hiện hiện tượng cộm cấn khi ăn nhai.
Bước 4: Kiểm tra định kỳ
Sau khi hoàn tất quy trình hàn trám, chiếc răng sâu của bạn đã được phục hình như hình dáng ban đầu, đảm bảo khả năng ăn nha và thẩm mỹ tốt
Tuy vậy, để vật liệu trám được duy trì lâu bền, bạn cần tái khám định kỳ tại cơ sở nha khoa để được bác sĩ theo dõi và khắc phục nếu có bất kỳ hiện tượng bất thường nào.
Quy trình bọc răng sứ cho răng sâu
Bước 1: Bác sĩ khám tổng quát, kiểm tra tình trạng răng miệng tổng thể của bệnh nhân đồng thời lên phác đồ điều trị chi tiết.
Bước 2: Sau khi đồng ý với phác đồ điều trị, bác sĩ và khách hàng sẽ ký hợp đồng cam kết để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.
Bước 3: Y tá sẽ làm sạch khoang miệng cho khách hàng, đảm bảo yếu tố vô trùng trong quá trình bọc răng sứ.
Bước 4: Bác sĩ tiến hành gây tê vùng răng cần điều trị để quá trình điều trị được diễn ra nhẹ nhàng. Sau đó sẽ tới công đoạn mài cùi răng.
Bước 5: Ở bước này, bác sĩ sẽ lấy dấu hàm và phục hình tạm. Dựa vào số lượng răng mất, bác sĩ sẽ mài số lượng răng thật tương ứng để làm trụ đỡ. Sau khi mài cùi răng bên cạnh hai răng đã mất, bác sĩ sẽ gắn mão răng sứ tạm thời để đảm bảo tính thẩm mỹ cho bệnh nhân trong lúc đợi chế tác mão răng sứ chính thức.
Bước 6: Gắn mão răng sứ. Sau khi mão răng sứ được phòng lab chế tác xong, bác sĩ sẽ đặt cầu răng vào trụ đã mài. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra xem phần mão răng sứ có khớp với phần trụ răng hay không, có bị chông chênh hay không.
Chất lượng của trám răng và bọc răng sứ cho răng sâu
Phương pháp trám răng
Chất liệu trám: Composite là một loại nhựa dẻo có chứa hạt thủy tinh hoặc hạt keramik, trong nha khoa composite được sử dụng để hàn trám răng, bởi vật liệu này mang lại tính thẩm mỹ và hiệu quả cảo.
Ưu điểm của vật liệu trám răng Composite
- Tính thẩm mỹ cao: Trám răng composite thường được ưa chuộng vì có thể tương đối dễ điều chỉnh hình dạng và màu sắc để khớp với răng tự nhiên.
- Độ chịu lực cao: Vật liệu có độ chịu lực ăn nhai tốt, nên sau khi hàn trám vẫn đảm bảo chức năng ăn nhai khỏe mạnh như răng thật.
- An toàn và lành tính: Vật liệu này không gây kích ứng hoặc dị ứng với mô nướu răng trong môi trường khoang miệng.
- Không ảnh hưởng đến tủy răng: Vật liệu trám được cố định lên các lỗ hổng trên bề mặt răng do sâu răng gây ra. Không xâm lấn đến các cấu trúc bên trong của răng như men răng, tủy răng.
- Độ bền cơ học của Compostie kéo dài từ 5 đến 7 năm
Amalgam, hay còn được gọi là trám bạc do có màu sắc và hình dạng giống như mảnh bạc, là một loại vật liệu trám răng thẩm mỹ tồn tại từ lâu đời và có giá thành thấp nhất trong số các loại vật liệu trám răng hiện nay. Thành phần chính của amalgam bao gồm bạc, thiếc, kẽm, đồng và thủy ngân, với thủy ngân chiếm khoảng 50% hỗn hợp.
- Ưu điểm của amalgam bao gồm độ bền cao, vết trám có thể duy trì từ 10 đến 15 năm, khả năng chịu lực nhai tốt và giá thành thấp hơn so với các loại vật liệu khác.
- Tuy nhiên, có nhược điểm là về mặt thẩm mỹ, do tính chất màu bạc của amalgam, nên khu vực trám răng sau khi thực hiện sẽ có màu khác biệt so với màu tự nhiên của răng, tạo cảm giác không tự nhiên khi nhìn.
Phương pháp bọc răng sứ
Chất liệu toàn sứ:
Răng sứ Zirconia
- Cấu tạo: Bao gồm 2 phần bên trong là khung sườn Zirconia và bên ngoài là lớp sứ CerconKiss.
- Tính thẩm mỹ: Loại răng sứ này có màu sắc trắng trong, hình dáng đường nét tinh xảo, độ phủ bóng như răng thật. Đặc biệt, sau thời gian dài sử dụng, không xuất hiện tình trạng đen viền nướu.
- Độ bền cơ học: Theo thông tin từ nhà sản xuất, loại răng sứ này có độ cứng gấp 7 lần răng thật nên phù hợp phục hình ở mọi vị trí răng, kể cả răng hàm ăn nhai bên trong. Mức độ chịu tải tốt, khả năng chống mài mòn cao.
- Thời gian sử dụng: từ 15 – 20 năm.
Răng sứ Procelian
- Cấu tạo: Mặt dán sứ cao cấp với độ dày chỉ 0.3 mm – 0.8 mm. Chất liệu sứ làm tính, không gây kích ứng cho răng và nướu trong môi trường khoang miệng.
- Tính thẩm mỹ: Thẩm mỹ cao, màu sắc như răng thật, không tạo cảm giác răng dày cộm khi nói chuyện với người đối diện. Bên cạnh dó, sau khi bọc bệnh nhân cảm nhận thức ăn bình thường rõ vị.
- Độ bền cơ học: Độ bền cơ học cao, không tạo cảm giác kênh cộm sau khi thực hiện, ăn nhai khỏe như răng thật.
- Tuổi thọ răng sứ: từ 15 – 20 năm
Độ chính xác
Phương pháp bọc răng sứ sử dụng công nghệ CAD/CAM để thiết kế và sản xuất các mẫu răng sứ hoàn toàn tự động thông qua thao tác của kỹ thuật viên trên máy tính với CAD chính là công cụ thiết kế mẫu răng cho bệnh nhân, còn CAM là máy cắt theo mẫu đã thiết kế sẵn.
Dựa trên hình ảnh của những răng tự nhiên còn lại của bệnh nhân, phần mềm thiết kế có khả năng tính toán hình dạng của răng và đề xuất những mô hình phục hình phù hợp với đặc điểm hình dạng của răng của khách hàng. Những thiết kế này mang lại sự cá nhân hóa cao, tạo ra những chiếc răng sứ với màu sắc và hình dáng tự nhiên, khó phân biệt được với răng thật.
Ngoài ra, việc thực hiện nhanh chóng và chính xác là hai ưu điểm nổi bật của công nghệ CAD/CAM, đảm bảo mọi khách hàng, kể cả những người khó tính nhất, đều hài lòng với kết quả cuối cùng.
So sánh giá thành phương pháp trám răng và bọc răng sứ cho răng sâu
Bảng giá dịch vụ bọc răng sứ mới nhất tại một số nha khoa trên thị trường
Dịch vụ bọc răng sứ | Bảng giá |
Ceramco (Mỹ) | 1.300.000 vnđ/răng |
Titan (Mỹ) | 2.200.000 vnđ/răng |
Zirconia Razzor (Hàn Quốc) | 3.200.000 vnđ/răng |
Zirconia Full Contour (Hàn Quốc) | 4.200.000 vnđ/răng |
Zirconia DDBIO (Đức) | 4.200.000 vnđ/răng |
Vita toàn sứ (Đức) | 6.600.000 vnđ/răng |
Cercont HT (Đức) | 9.200.000 vnđ/răng |
Bảng giá dịch vụ trám răng mới nhất tại một số nha khoa trên thị trường
Dịch vụ trám răng | Bảng giá (giá gốc) |
Trám răng xoang nhỏ | 1.300.000 vnđ/răng |
Trám răng xoang lớn | 2.200.000 vnđ/răng |
Áp dụng trám răng sâu và bọc răng sứ cho răng sâu với tình trạng răng như thế nào?
Đối với trường hợp sâu răng ở mức độ 1, xuất hiện những vệt trắng đục hoặc các đốm lổm chổm màu đen hoặc nâu trên bề mặt răng và những chiếc răng có lổ sâu nhỏ khoảng 2mm cỡ một hạt đậu xanh thì lúc này không nhất thiết phải bọc răng sứ thì khi bọc sứ sẽ phải mài đi răng thật đồng nghĩ với việc loại bỏ nhiều mô răng, chi phí cao. Do đó, với trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp trám răng.
Tùy vào mức độ sâu răng mà sẽ có các biện pháp khắc phục khác nhau như trám răng, bọc răng sứ, nhổ bỏ răng sâu… Đối với trường hợp sâu răng nặng, các lỗ răng quá lớn, răng đã chết tủy thì lúc này bác sĩ sẽ chỉ định bọc răng sứ. Trước khi tiến hành bọc răng sứ, bác sĩ sẽ kiểm tra cũng như điều trị răng sâu cho bệnh nhân trước, sau đó mới bọc mão răng sứ lên bên trên. Việc này nhắm đảm bảo chất lượng của răng sứ sau khi bọc và không ảnh hưởng đến các răng kế cận.
Bọc răng sứ cho răng sâu hay trám răng cho răng sâu tốt hơn
Trám răng sâu hay bọc răng sứ cho răng sâu tốt hơn còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương của răng do sâu răng, vị trí sâu răng và mục tiêu thẩm mỹ của bạn. Dưới đây là một số phân tích bạn có thể xem xét:
Trám răng sâu (Composite or Amalgam)
Ưu điểm:
- Thích hợp cho sâu răng ở vị trí không thấy được nhiều, ví dụ như răng hàm ăn nhai hoặc răng số 6, 7.
- Phù hợp với những người muốn giữ nguyên màu sắc tự nhiên của răng.
- Composite còn có khả năng trải qua điều chỉnh màu sắc và hình dạng tốt hơn để khớp với răng tự nhiên.
Nhược điểm:
- Không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nếu răng bị sâu nặng hoặc ở vị trí chịu áp lực cắn mạnh.
- Tuổi thọ không cao so với các vật liệu sứ.
Bọc răng sứ
Ưu điểm:
- Lựa chọn tốt nếu răng bị sâu nặng hoặc ở vị trí cần sự chịu đựng cao, ví dụ như răng cửa.
- Có thể đạt được kết quả thẩm mỹ cao, với chất liệu có màu sắc và hình dáng tự nhiên như răng thật.
- Đặc biệt thích hợp cho những người muốn cải thiện về mặt thẩm mỹ của răng.
Nhược điểm:
- Phải mài đi một phần của răng tự nhiên. Một số trường hợp các răng kề cận răng cần bọc sứ phải đảm bảo chắc khỏe.
- Chi phí có thể cao hơn so với trám răng sâu.
Vậy nên, trước khi quyết định trám răng hay bọc răng sứ cho răng sâu, bạn nên thảo luận với nha sĩ của mình để đưa ra quyết định phù hợp nhất với tình trạng răng của bạn và nhu cầu của cá nhân. Nha sĩ sẽ đánh giá tình trạng răng, tư vấn về các lựa chọn phù hợp và giải thích về ưu và nhược điểm của từng phương pháp.
Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm thông tin về bọc răng sứ cho răng sâu hay trám răng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc về bàn chải điện thì comment ngay phía dưới bài viết này, Magic Việt Nam sẽ giải đáp ngay. Xem thêm thông tin về bàn chải điện tại sức khỏe & đời sống nhé.
Liên hệ:
Fanpage: MAGIC Viet Nam
Hotline: 1800 8379 – 0909 279 97.
ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT