Bọc Răng Sứ Có Đau Không? Quy Trình & Cách Chăm Sóc

Bọc răng sứ có đau không? Đây là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm đặc biệt đối với những người có nhu cầu bọc răng sứ điều trị cũng như thẩm mỹ. Vậy để giải đáp câu hỏi trên Magic mời bạn xem qua bài viết sau đây nhé!! 

Quy trình bọc răng sứ

Minh họa quy trình bọc răng sứ
Minh họa quy trình bọc răng sứ

Bước 1: Kiểm tra tình trạng răng miệng tổng quát 

Đầu tiên, bác sĩ sẽ phải kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng của bệnh nhân. Không chỉ kiểm tra bên ngoài, bác sĩ sẽ chụp phim để theo dõi sâu trong chân răng có bị viêm nhiễm hay không. Nếu bệnh nhân mắc phải các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy răng,… lúc này, cần phải điều trị dứt điểm trước khi thực hiện bọc răng sứ. 

Bước 2: Lên liệu trình điều trị

Sau khi thăm khám tổng quát, bác sĩ sẽ tư vấn loại răng sứ phù hợp với tình trạng răng miệng cũng như điều kiện kinh tế của từng bệnh nhân. 

Bước 3: Tiến hành lấy dấu răng 

Tiếp theo, bác sĩ sẽ lấy dấu răng của bệnh nhân, sau đó gửi mẫu thông tin cho phòng labo để các chuyên gia thực hiện chế tác răng sứ. Với công nghệ CAD/CAM, bệnh nhân sẽ không phải chịu cảm giác khó chịu, buồn nôn khi phải lấy dấu bằng cao sau mà thay vào đó việc sử dụng đầu scan kỹ thuật số sẽ mang lại kết quả chính xác tuyệt đối với trải nghiệm êm ái hơn. 

Bước 4: Mài cùi răng 

Đây có thể được xem là bước quan trọng nhất trong quy trình bọc răng sứ. Do tỷ lệ răng cần mài của mỗi người là khác nhau nên đòi hỏi người bác sĩ phải có chuyên môn sâu, nhiều kinh nghiệm và tay nghề vững. Nếu răng bị mài quá mỏng hoặc quá dày thì đều có thể ảnh hưởng đến kết quả bọc răng sứ, thậm chí có thể làm hư tổn răng thật. 

Bước 5: Gắn răng tạm 

Quá trình chế tác răng sứ cần khoảng 2 ngày để hoàn thành vì vậy nha sĩ sẽ thực hiện gắn răng tạm cho bạn để thuận tiện trong việc ăn uống cũng như sinh hoạt hằng ngày. 

Bước 6: Thử sườn và đắp sứ 

Ở bước này, bác sĩ sẽ tiến hành thử sườn để đảm bảo chiếc răng mới hoàn toàn khát sít với cùi răng. Nếu không kiểm tra cẩn thận sau này bạn có thể sẽ mắc phải các bệnh lý như sâu răng, đen viền lợi. 

Tiếp theo bác sĩ sẽ thử sứ thô trên răng thật để đánh giá sự hài hòa về màu sắc, hình dáng răng với khuôn mặt bạn, cùng lúc điều chỉnh khớp cắn, đồng thời sẽ kiểm tra thêm các điểm tiếp xúc xung quanh chân răng và nướu. 

Bước 7: Cố định răng sứ

Lúc này, bác sĩ sẽ chụp răng sứ lên phần cùi răng đã được mài, sau đó sử dụng một loại keo nha khoa chuyên dụng để cố định răng sứ. Đồng thời, bác sĩ sẽ kiểm tra lại một lần nữa để xem răng mới đã thực sự phù hợp với răng cũ và khuôn mặt của bạn chưa. 

Một ca bọc răng sứ thành công không chỉ phải đạt các tiêu chí thẩm mỹ răng sứ mà còn phải đảm bảo khớp cắn chuẩn. 

Các loại bọc răng sứ hiện nay

Nhóm răng sứ Titan

Minh họa răng sứ Titan
Minh họa răng sứ Titan

Cấu tạo: khung sườn được chế tạo từ hợp kim Niken – Crom – Titan và chứa 4 – 6% Titan trong hợp kim. 

Ưu điểm 

  • Độ bền cơ học cao, tuổi thọ dao động từ 7 – 10 năm nếu được chăm sóc tốt 
  • Độ chịu lực tốt, đảm bảo chức năng ăn nhai cho bệnh nhân 
  • Răng sứ Titan có màu sắc, hình dáng tương tự như răng thật tự nhiên, nâng cao tính thẩm mỹ nụ cười. 
  • Với tính chất Titanium vốn lành tính với cơ thể con người vì vậy răng sứ Titan phù hợp với cả những bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm, ngăn ngừa tình trạng kích ứng. Do đó, răng sứ có độ tương quan sinh học cao với nướu. 
  • Răng sứ Titan có trọng lượng nhẹ hơn so với răng sứ kim loại thông thường. 

Nhược điểm 

  • Tương tự răng sứ kim loại thường, răng sứ Titan cũng được làm từ hợp kim – kim loại nên dễ bị hóa đen viền nướu dưới tác động của quá trình oxy hóa. 
  • Chỉ phù hợp với phục hình răng hàm. 

Nhóm răng toàn sứ

Răng toàn sứ là loại răng có cấu tạo cả khung sườn và lớp vỏ bên ngoài đều được làm sứ nguyên chất, tinh khiết. Vì vậy, răng toàn sứ hoàn toàn lành tính, không gây dị ứng với nướu răng, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. 

Hiện nay, trên thị thường có 3 loại răng sứ chính là răng sứ Emax, răng sứ Zirconia và răng sứ cao cấp Hi-zirconia. 

Răng sứ Emax

Minh họa răng toàn sứ Emax
Minh họa răng toàn sứ Emax
  • Cấu tạo: khung sườn của răng sứ Emax được chế tạo từ những sợi gốm sứ thủy tinh kết hợp cùng 5 lớp sứ đắp bên ngoài. 
  • Tính thẩm mỹ: có cấu tạo từ 100% vật liệu sứ nguyên chất nên răng sứ Emax có độ phản chiếu cao, trong bóng tự nhiên như răng thật. Không để lộ phần ánh đen khi ánh sáng chiếu vào như răng sứ kim loại.
  • Độ bền: Răng sứ Emax được nung dưới nhiệt độ > 1600 độ C nên có độ chịu lực cao gấp 4 lần so với răng thật, đảm bảo chức năng ăn nhai cho người sử dụng. 
  • Tuổi thọ: trung bình kéo dài từ 10 – 15 năm. 

Răng sứ Zirconia

Minh họa răng sứ Zirconia
Minh họa răng sứ Zirconia
  • Cấu tạo: Khung sườn bên trong làm từ vật liệu Zirconia và lớp vỏ sứ bên ngoài là chất liệu sứ CerconKiss.
  • Tính thẩm mỹ: Loại răng sứ này có màu sắc tự nhiên, hình dáng và độ bóng như răng thật. Đặc biệt không gây hiện tượng đen viền nướu sau một thời gian sử dụng. 
  • Độ bền cơ học: Răng sứ Zirconia cứng hơn răng thật gấp 7 lần nên phù hợp với việc phục hình ở mọi vị trí răng, kể cả răng hàm. Độ chịu lực nén, lực nhai tốt, khả năng chống mài mòn tương đối cao. 
  • Tuổi thọ: dao động từ 15 – 20 năm

Răng sứ cao cấp Hi-zirconia

  • Cấu tạo: Đây là một dòng răng toàn sứ cao cấp, là sự kết hợp đặc biệt giữa màu sắc tự nhiên của răng sứ Emax và độ bền cơ học của răng sứ Zirconia. Do đó, loại răng sứ này,  có cấu tạo đặc biệt từ phôi sứ ZrO2 (Zirconium Oxide) và được các chuyên gia điều chỉnh lại một số thành phần của vật liệu sứ với dạng Y-TZP ZrO2 cao cấp.
  • Tính thẩm mỹ: Loại răng sứ cao cấp này không có sự khác biệt nhiều so với răng thật, có độ bóng tự nhiên. Không gây đen viền nướu chân răng sau một thời gian dài sử dụng. Ngoài ra, răng sứ cao cấp Hi-zirconia còn có khả năng chống mảng bám, nhiễm màu gần như tuyệt đối 
  • Độ bền cơ học: được nung ở nhiệt độ cao trên 1500 độ C để tạo sự liên kết chặt chẽ cũng như tính ổn định của răng sứ Hi-zirconia, giúp loại răng sứ này đạt độ chịu lực cao nhất so với hai loại trên, cứng gấp 8 lần răng thật. Có thể ứng dụng phục hình cho mọi vị trí răng. Đặc biệt không làm mài mòn răng đối diện. 
  • Tuổi thọ: trên 20 năm 

Bọc răng sứ có đau không?

Trong khi bọc răng sứ

Trong quá trình thực hiện bọc răng sứ có đau không là vấn đề được nhiều người quan tâm, câu trả lời ở đây là không đau. Bởi vì trước khi tiến hành mài răng, lấy dấu hàm bệnh nhân sẽ được gây tê nên trong quá trình nha sĩ thực hiện bệnh nhân sẽ cảm thấy thoải mái, an tâm và không có cảm giác khó chịu. 

Sau khi bọc răng sứ

Bọc răng sứ có đau không phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề bác sĩ cũng như quy trình thực hiện của từng phòng khám nha khoa. Sau đây là những nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng đau nhức sau khi bọc răng sứ. 

  • Điều trị bệnh lý không triệt để: Nếu trước khi bọc răng sứ các bệnh lý răng miệng bạn đang mắc phải như sâu răng hoặc viêm tủy không được điều trị triệt để, thì chắc chắn sẽ xảy ra những biến chứng khôn lường. 
  • Quy trình lắp mão sứ không chuẩn: Đây cũng là một trong những  nguyên nhân chính gây ra những cơn đau nhức không ngừng sau khi lắp mão sứ. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này có thể do kỹ thuật mài răng không chuẩn, cách lắp mão răng sứ chưa sát khít, gây cấn cộm. 

Trong 1 – 2 tuần sau khi bọc răng sứ bạn có thể cảm thấy ê buốt, bị nhức. Tình trạng này hoàn toàn bình thường nên bạn không cần phải cảm thấy quá lo sợ. Tuy nhiên, nếu cơn đau nhức cứ kéo dài liên tục mà không có dấu hiệu khuyên giảm thì bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Để một ca bọc răng sứ thành công đòi hỏi người bác sĩ phải có chuyên môn cao cũng như giàu kinh nghiệm. Do đó, việc tìm một cơ sở nha khoa uy tín đồng thời cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện là điều vô cùng quan trọng.

Cách giảm đau sau khi bọc răng sứ

Minh họa cách giảm đau sau khi bọc răng sứ
Minh họa cách giảm đau sau khi bọc răng sứ

Uống thuốc giảm đau

Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau, kháng viên để giảm cơn đau kịp thời. Tuy nhiên, bạn không được tự ý uống thuốc mà chưa có sự đồng ý cũng như toa thuốc của bác sĩ. 

Súc miệng bằng nước muối

Bạn có thể sử dụng các loại nước muối chuyên dụng để loại bỏ các chất bã nhờn bám quanh răng sứ cũng như ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ. 

Chườm khăn lạnh

Để làm giảm cơn đau nhức tạm thời sau khi bọc răng sứ. Bạn có thể lấy một ít đá lạnh cho vào một chiếc khăn sạch rồi chườm lên má gần vị trí răng bị đau. Lưu ý không được trực tiếp chườm đá trên khu vực răng sứ, bởi vì điều sẽ khiến cảm giác đau nhức còn trầm trọng hơn. 

Dùng chỉ nha khoa

Dùng chỉ nha khoa để làm sạch các mảnh vụn thức ăn thừa mắc vào kẽ răng. Đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh nhân bị đau nhức sau khi bọc răng sứ. 

Duy trì chế độ ăn uống và vệ sinh phù hợp

Trong thời gian đầu sau khi bọc răng sứ bạn nên tránh sử dụng các loại thức ăn quá lạnh hoặc nóng, thực phẩm có chứa nhiều axit hoặc quá dai. Vừa mới bọc răng sứ răng thật cần thời gian thích nghi cho nên bạn hãy nghiền nhỏ thức ăn, ninh mềm sau đó để bớt nóng rồi mới bắt đầu ăn. 

Bên cạnh đó, em nên duy trì việc vệ sinh răng miệng đều đặn mỗi ngày, đánh răng 2 lần/ ngày và lưu ý chải răng đúng cách vì lúc này răng khá nhạy cảm để tránh ảnh hưởng đến nướu và chân răng. 

Đến nha khoa để điều trị

Nếu cơn đau không có dấu hiệu giảm bớt và bạn phát hiện sự bất thường trong khoang miệng của mình như răng sứ kênh cộm, răng sứ nứt vỡ thì tốt nhất  bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức để có những chỉ đỉnh điều trị kịp thời. 

Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã có thể trả lời được câu hỏi bọc răng sứ có đau không? Cũng như có thêm những kiến thức mới xung quanh phương pháp bọc răng sứ. 

Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm thông tin về bọc răng sứ có đau không. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc về bàn chải điện thì comment ngay phía dưới bài viết này, Magic Việt Nam sẽ giải đáp ngay. Xem thêm thông tin về bàn chải điện tại sức khỏe & đời sống nhé.

  • Liên hệ:
  • Fanpage: MAGIC Viet Nam
  • Hotline: 1800 8379 – 0909 279 97.
Đánh giá bài viết