Máy lọc không khí là thiết bị gia dụng tuyệt vời giúp cải thiện các vấn đề về ô nhiễm không khí, nhằm bảo vệ sức khỏe người dùng, nhất là các bệnh về đường hô hấp. Là sản phẩm tuyệt vời khi được trang bị các lớp màng lọc tiên tiến, hiện đại, có khả năng lọc bụi bẩn, diệt virus, vi khuẩn gây bệnh, khử các loại mùi hôi, các chất gây dị ứng, loại bỏ nấm mốc, cân bằng độ ẩm không khí (có thể hút ẩm hoặc bù ẩm)…mang lại cho ngôi nhà của bạn một bầu không khí trong lành, thanh khiết nhất. Bên cạnh đó cách vệ sinh máy lọc không khí cũng cần được quan tâm để có thể sử dụng máy lâu dài.
Các bộ phận của máy lọc không khí
Cấu tạo của máy lọc không khí thường gồm những bộ phận chính sau đây:
Khung máy
Khung máy được làm bằng chất liệu nhựa cứng và có tác dụng bảo vệ các bộ phận, linh kiện bên trong máy lọc không khí khỏi vi khuẩn, bụi bẩn, tránh làm hư hỏng máy.
Thông thường, bộ phận quạt hút sẽ được đặt ở phía trước hoặc sau máy tùy thuộc từng hãng sản xuất, trong khi phía trên là luồng không khí ra. Do đó, nên lựa chọn vị trí đặt máy thích hợp, tránh bị che chắn hoặc vướng đồ nhằm giúp quá trình lưu thông không khí vào ra dễ dàng hơn.
Bộ phận quạt hút
Bộ phận này có tác dụng hút không khí bẩn, sau đó cho đi qua 1 hệ thống lọc để làm sạch không khí, thường được làm bằng những nguyên liệu đạt hiệu quả tốt nhất như hợp kim nhôm hoặc 1 số hợp nhất nhôm đủ điều kiện khó có thể bị han gỉ trong những môi trường có độ ẩm cao. Tốc độ hút sạch chủ yếu phụ thuộc vào khả năng cũng như hiệu suất của của quạt hút.
Bộ lọc
Bộ lọc trên máy lọc không khí chủ yếu gồm: Màng lọc thô, màng lọc than hoạt tính và màng lọc HEPA. Những màng lọc này giúp máy lọc sạch các loại bụi bẩn siêu nhỏ từ 0,3 micromet, đặc biệt là PM2.5 gây bệnh nguy hiểm cho người, virus, vi khuẩn, nấm mốc, khử mùi hôi cứng đầu, lông thú, khí độc… Ngoài ra, ở 1 vài mẫu máy đời mới còn được tích hợp thêm màng lọc phấn hoa, nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ sức khỏe cho người dùng.
Trong khi đó, cấu tạo máy lọc không khí có khả năng lọc chủ động gồm có khung máy cùng bộ phận tạo phản ứng. Một số máy lọc không khí sử dụng cùng lúc cả 2 cơ chế trên sẽ có cấu tạo gồm khung máy, bộ lọc, quạt và cuối cùng là bộ phận tạo phản ứng.
Cách vệ sinh máy lọc không khí
Đa số, máy lọc không khí đều có cấu tạo đơn giản và tương tự giống nhau. Vì vậy, bạn có thể thực hiện các bước vệ sinh dưới đây cho hầu hết các loại máy lọc không khí khác nhau.
Các bước vệ sinh máy lọc không khí:
- Bước 1: Rút máy ra khỏi phích cắm. Tiếp theo, bạn tháo rời các bộ phận, kể cả màng lọc không khí.
- Bước 2: Chia làm hai bộ phận. Bộ phận vệ sinh bằng nước gồm màng lọc thô, màng lọc thủy tinh hoặc màng lọc nước. Những bộ phận còn lại dùng khăn mềm, chổi lông và máy hút bụi mini.
- Bước 3: Vệ sinh vỏ máy bằng khăn mềm ẩm, đặc biệt là những khe hút khí.
- Bước 4: Ở các bộ phận màng lọc thô, màng lọc nước và màng lọc thủy tinh, bạn sử dụng nước sạch.
- Bước 5: Với màng lọc carbon, màng lọc HEPA, màng lọc than hoạt tính, bạn dùng máy hút bụi mini hoặc chổi lông để làm sạch.
- Bước 6: Kế tiếp, bạn dùng tăm bông để vệ sinh bụi bẩn trên bộ phận cảm biến
- Bước 7: Lau hoặc để chỗ khô ráo nước rồi lắp ráp các bộ phận. Sau khi lắp xong, bạn có thể khởi động máy, bằng cách nhấn giữ nút reset khoảng 3 giây và thiết lập lại chế độ.
Tần suất vệ sinh máy lọc không khí
Để đảm bảo việc vệ sinh máy lọc không khí diễn ra đúng cách, hiệu quả, bạn hãy lưu ý chung một số vấn đề sau đây:
- Đảm bảo nguồn điện đã tắt trước khi vệ sinh.
- Vệ sinh thường xuyên, định kỳ máy khoảng 1 – 2 tháng/lần.
- Màng lọc thô, màng lọc nước hay màng lọc thủy tinh: Chỉ vệ sinh bằng nước. Những bộ phận còn lại, không nên vệ sinh bằng nước, vì dễ gây ra hiện tượng rò rỉ và giật điện.
- Vệ sinh cẩn thận màng lọc không khí: Bạn dùng khăn mềm và máy hút bụi mini, vì có nhiều khe nhỏ hẹp, khó lau chùi.
- Không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh để làu chùi máy: Vì có thể làm máy bị ăn mòn và hư hỏng.
- Thay màng lọc không khí theo thời gian quy định: Chẳng hạn màng lọc HEPA bạn cần thay trong thời gian 3 – 10 năm, màng lọc phấn hoa thay khoảng 6 – 12 tháng,…
- Chọn ngày nắng để phơi màng lọc: Màng lọc có thời gian khô khoảng 4 tiếng, bạn hãy chọn ngày nắng to, nhất là buổi sáng giúp màng lọc nhanh khô hơn.
Bao lâu nên thay lõi lọc mới
Vì sao phải thay lõi lọc
Lõi lọc nước là bộ phận phải hoạt động nhiều nhất trong máy lọc nước. Vì lõi lọc nước đảm nhiệm chức năng hấp thu các tạp chất, vi khuẩn, cặn bẩn giúp nguồn nước trở nên tinh khiết. Khả năng hoạt động của lõi lọc sẽ giảm đi nếu không được thay định kỳ. Khi đó, các tạp chất, vi khuẩn, cặn bẩn sẽ bám kín lõi lọc, màng lọc, thậm chí hòa tan trở lại nguồn nước, khiến chúng ta uống phải nước bẩn mà không hề hay biết.
Ngoài ra, nếu chúng ta không thay lõi lọc nước định kỳ, tuổi thọ của máy lọc nước sẽ bị giảm đáng kể. Khi có quá nhiều cặn bẩn lưu lại và bám vào lõi lọc, màng lọc, máy sẽ gặp phải các sự cố như hoạt động liên tục không ngừng hoặc máy phát ra tiếng ồn. Từ đó, máy có nguy cơ bị chập điện, cháy, hoặc bơm áp bị hỏng…
Thời gian thay lõi lọc mới
Có 2 yếu tố chính tác động đến thời gian thay lõi lọc mới mà bạn cần chú ý:
Thời gian thay lõi phụ thuộc vào nguồn nước gia đình bạn sử dụng. Nếu nguồn nước đầu vào quá bẩn, thời gian thay lõi sẽ bị rút ngắn. Vì lõi hoạt động nhiều, cặn bẩn bám nhiều nên chúng ta phải thay lõi thường xuyên. Nếu nguồn nước vào sạch thì thời gian thay sẽ lâu hơn. Thông thường nguồn nước đầu vào là nước giếng sẽ phải thay nhanh hơn nước máy.
Nhu cầu sử dụng nước của gia đình cũng tác động đến thời gian thay lõi. Với những gia đình có nhu cầu sử dụng ít, thời gian thay lõi sẽ lâu hơn và ngược lại. Vì nhu cầu sử dụng ít lõi lọc sẽ hoạt động ít và lượng cặn bẩn, vi khuẩn cũng ít hơn so với những gia đình có nhu cầu sử dụng nước nhiều.
Máy lọc nước bao gồm rất nhiều lõi lọc, mỗi lõi lọc lại có đặc tính khác nhau nên thời gian thay lõi cũng khác nhau. Ngoài ra, thời gian thay lõi lọc còn bị ảnh hưởng bởi nguồn nước đầu vào và nhu cầu sử dụng nước của mỗi gia đình nên thời gian thay lõi lọc phải linh động, không giới hạn về mặt thời gian. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, với những thương hiệu máy lọc nước như Kangaroo, Karofi, Ohido… thời gian thay có thể theo định kỳ như sau:
- Lõi lọc số 1: chức năng cản bụi đất, thời gian thay 3-6 tháng/lần, sau khi lọc khoảng 18.000 lít.
- Lõi lọc số 2: chức năng hấp thụ mùi, kim loại nặng, thời gian thay 6-9 tháng/lần, sau khi lọc khoảng 27.000 lít.
- Lõi lọc số 3: chức năng loại bỏ tạp chất, vi khuẩn còn sót lại, thời gian thay 9-12 tháng/lần, sau khi lọc khoảng 36 lít.
- Lõi lọc số 4: chức năng loại bỏ các tạp chất kim loại nặng, thời gian thay khoảng 3-5 năm/lần.
- Lõi lọc số 5: chức năng cân bằng độ pH, tạo khoáng, thời gian thay từ 2-3 năm/lần.
- Lõi lọc số 6: bức xạ hồng ngoại, tăng lượng oxy, thời gian thay 12-18 tháng/lần, sau khi lọc khoảng 52.000 lít nước.
- Lõi lọc số 7: tạo kiềm cho nước, trung hòa axit dư thừa, thời gian thay khoảng 1-1.5 năm/lần, sau khi lọc 52.000 lít.
- Lõi lọc số 8: bổ sung khoáng chất trong nước, thời gian thay 1.5 năm/lần.
Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm thông tin về máy lọc không khí. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc về nồi chiên không dầu thì comment ngay phía dưới bài viết này, Magic Việt Nam sẽ giải đáp ngay. Xem thêm thông tin về gia dụng nhà bếp tại Cẩm nang gia dụng nhà bếp Magic nhé.
Liên hệ:
Fanpage: MAGIC Viet Nam
Hotline: 1800 8379 – 0909 279 97
ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT