Sau khi thực hiện cầu răng sứ và làm răng sứ có niềng được không? Đây là vấn đề mà có lẽ nhiều người sẽ quan tâm. Bởi vì sau khi làm răng sứ nhiều bệnh nhân vẫn chưa hài lòng với tình trạng răng miệng của mình và mong muốn niềng răng để sở hữu nụ cười hoàn hảo. Vậy để giái đáp câu hỏi trên MAGIC mời bạn tham khảo bài viết bên dưới nhé!!
Làm răng sứ, cầu răng sứ là gì?
Cầu răng sứ là gì?
Cầu răng sứ là một phương pháp phục hình răng cố định được dùng để phục hình những chiếc răng mất. Phương pháp này sử dụng hai răng bên cạnh vị trí mất răng làm trụ đỡ bằng cách mài nhỏ chúng đi. Sau đó, bác sĩ sẽ tạo một cầu nối gồm 3 răng sứ để gắn lên phía trên. Phần răng sứ ở giữa sẽ thay thế cho chiếc răng đã mất, còn 2 răng sứ hai bên sẽ gắn lên 2 răng kế bên làm trụ đỡ cho cầu răng.
Cấu tạo của cầu răng sứ
Cấu tạo của cầu răng sứ bao gồm hai phần chính: Phần thứ nhất là 2 mão răng sứ bên ngoài và phần răng sứ ở chính giữa thay thế cho chiếc răng đã mất.
Hiện nay, răng sứ có hai loại chính là răng sứ kim loại và răng toàn sứ
- Răng sứ kim loại: được chế tác từ những hợp kim như Crom- Coban, Niken- Crom hoặc các kim loại quý như vàng bạc…Dù vậy, dòng răng này không mang lại hiệu quả như mong muốn.
- Răng sứ toàn sứ: vừa đem lại thẩm mỹ, độ bền hơn hẳn dòng răng sứ kim loại nên được nhiều khách hàng lựa chọn.
Mục đích của thẩm mỹ răng sứ
Thông thường, những trường hợp được bác sĩ khuyên nên làm cầu răng sứ là những đối tượng mất 1 hoặc một ít răng liên tiếp nhau, nhưng đòi hỏi phải còn đủ số lượng răng thật để làm trụ nâng đỡ cho cầu răng bên trên cũng như những trụ răng thật này phải đảm bảo chắc chắn khỏe mạnh, không mắc phải bất kỳ các vấn đề bệnh lý răng miệng nào.
Trường hợp người bệnh mất răng số 8 hoặc răng kế cận răng số 8 thì bác sĩ khuyến cáo không thực hiện cầu răng sứ. Bởi vì, lúc này chỉ có một răng làm trụ sẽ khiến cho điểm tựa không chắc chắn, cầu răng sứ sẽ yếu đi nhanh chóng. Mặt khác, răng số 8 bản thân đã có nguy cơ tiềm ẩn gây biến chứng nên thường được nhổ bỏ vì vậy không thể làm trụ cho cầu răng sứ bên trên.
Có thể thấy rằng, không phải trường hợp mất răng nào cũng có thể thực hiện phương pháp làm cầu răng sứ, nếu bạn rơi vào trường hợp không thể làm cầu răng sứ hoặc bạn không muốn làm cầu răng thì bạn có thể lựa chọn phương pháp trồng răng Implant để phục hồi lại răng đã mất.
Niềng răng là gì?
Niềng răng mắc cài là một trong những phương pháp chỉnh nha sử dụng các khí cụ nha khoa (dây cung, thun buộc, mắc cài,…) để điều chỉnh những chiếc răng lệch về lại đúng vị trí. Từ đó, các bệnh nhân bị hô, móm,… được điều trị hiệu quả, lấy lại hàm răng đều đẹp tự nhiên. Do đó, phương pháp niềng răng đang được áp dụng rộng rãi tại hầu hết các cơ sở phòng khám nha khoa hiện nay.
Mục đích của niềng răng
Khi cấu trúc răng trên hàm không đều, không khớp gây mất thẩm mỹ, cản trở việc ăn nhai….thì lúc này niềng răng sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề trên.
Một khi đã xác định niềng răng, bạn phải quyết tâm và kiên trì theo cho đến khi hoàn tất. Bạn không được tự ý tháo niềng khi thấy răng đã đều và đẹp. Mọi quyết định cần phải được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa chỉnh nha.
Răng hô – cải thiện góc nghiêng
Đây là trường hợp răng, xương hoặc cả hai đều nhô ra phía trước gây mất thẩm mỹ. Điều này vừa ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại hình, vừa dẫn đến tình trạng sai lệch khớp cắn mang lại nhiều điều bất tiện cho bệnh nhân.
Răng hô cũng được chia làm 2 mức độ khác nhau:
- Răng hô nhẹ: Đối với trường hợp này răng hơi nhô ra về phía trước, mọc không thẳng đứng, điều này có thể ảnh hưởng khá nhiều đến thẩm mỹ răng miệng nói riêng và thẩm mỹ khuôn mặt nói chung.
- Răng hô nặng: trường hợp này chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường bởi sự chênh lệch giữa hàm trên nhô ra nhiều hơn so với hàm dưới quá rõ rệt.
Răng móm – khớp cắn ngược
Răng móm hay còn được gọi là “khớp cắn ngược”, là một dạng bệnh lý sai lệch khớp cắn nghiêm trọng. Một người bình thường sẽ có một khớp cắn chuẩn, tức là hàm răng trên sẽ che phủ ⅓ hàm răng dưới. Hiểu đơn giản, khi cắn hàm răng, hàm trên phải nhô ra bên ngoài hàm dưới. Tuy nhiên, đối với những người có khuôn mặt lưỡi cày – răng móm, đồng nghĩa là răng hàm trên thụt vào so với răng hàm dưới.
Tình trạng răng móm được chia làm 3 loại: móm do xương, do răng và do cả xương lẫn răng.
Răng móm không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt mà còn suy giảm chức năng ăn nhai. Để giảm thiểu những tác hại của răng móm bạn nên đến bệnh viện răng hàm mặt cũng như phòng khám nha khoa để được bác sĩ thăm khám cũng như tư vấn phương pháp chữa trị.
Răng mọc khểnh – chen chúc
Răng khểnh hay còn gọi là “răng nanh” là chiếc răng mọc lệch ở vị trí số 3 trên cung hàm. Những chiếc răng này thường không nằm trên cung răng tròn mà nó mọc xiên, chếch lên trên cao hơn so với các răng còn lại, đôi khi có thể nhô ra phía trước cung hàm.
Theo các chuyên gia, tình trạng răng khấp khểnh, chen chúc là do cấu trúc xương hàm đặc thù của người Đông Nam Á, ngoài ra việc chăm sóc cũng như can thiệp chỉnh nha cũng không đúng thời điểm.
Răng chen chúc không chỉ ảnh hưởng đến tình thẫm mỹ, khả năng ăn nhai cũng như khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng.
Răng khểnh còn là mối nguy hại tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng:
- Gây tình trạng mất cân đối giữa hai hàm, sai lệch khớp cắn
- Làm giảm khả năng ăn nhai
- Dẫn đến các bệnh lý răng miệng như viêm lợi, viêm quanh răng, sâu răng.
Làm cầu răng sứ, răng sứ có niềng răng được không?
Theo thông tin tham khảo từ các chuyên gia, đa phần các bệnh nhân sau khi thực hiện bắc cầu răng sứ thì không thể niềng răng. Điều có thể được giải thích như sau:
- Khi gắn cầu răng sứ, cầu răng đã được đặt cố định lên cùi răng đã mài. Vậy khi dùng các khí cụ nha khoa để kéo chỉnh răng sẽ chỉ tác động lên bề mặt mão răng sứ và hoàn toàn không bất kỳ tác động nào lên chân răng thật. Do đó, cho dù có niềng răng thì răng thật cũng không thể về vị trí chuẩn trên cung hàm.
- Khi thực bắc cầu răng sứ, răng thật phải mài đi một ít để làm trụ răng do đó chắn chắn sẽ không còn chắc khỏe như ban đầu. Nếu thực hiện không đúng kỹ thuật làm hỏng cầu răng sứ thì có thể gây hại cho răng thật, dẫn đến các tình trạng nặng hơn.
Theo giải đáp từ bác sĩ thì sau khi bọc răng sứ vẫn có thể niềng răng tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể thực hiện mà còn phụ thuộc vào đánh giá của bác sĩ và nhiều yếu tố khác. Bên cạnh đó, niềng răng sau khi bọc sứ là một phương pháp phức tạp đòi hỏi bác sĩ phải cứng tay nghề, chuyên môn sâu và từng thực hiện những ca niềng răng khó.
Quá trình niềng răng có ảnh hưởng đến răng sứ như thế nào?
Răng sứ có niềng được không? và quá trình niềng răng sau khi bọc răng sứ có thể mang lại độ thẩm mỹ hoàn hảo cũng như sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, quá trình này cũng có một số rủi ro và hạn chế mà bạn cần phải xem xét trước khi quyết định thực hiện. Dưới đây là một số rủi ro thường gặp khi niềng răng sau khi bọc răng sứ:
- Đau và khó chịu: Thời gian đầu sau khi niềng răng, có thể bạn sẽ cảm thấy đau và khó chịu.. Điều này bao gồm các triệu chứng như sưng, đau họng, đau miệng, và khó khăn trong việc ăn uống và nói chuyện. Thời gian để răng miệng thích nghi với quá trính này kéo dài từ vài ngày cho đến vài tuần.
- Gây viêm nhiễm: Niềng răng lên mão răng sứ có thể gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng, cho nên điều này có thể tăng nguy cơ viêm nướu, viêm nha chu, hình thành khối mũ. Việc vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách nên được chú trọng hàng đầu.
- Nguy cơ, hư hỏng răng sứ: Răng sứ sẽ dịch chuyển dưới tác động của lực niềng răng, đặc biệt nếu răng sứ không có chất lượng tốt hoặc được gắn không đúng kỹ thuật, có thể dẫn đến tình trạng bật răng sứ ra bên ngoài, thậm chí là hư hỏng, bể mão răng sứ, vô cùng nguy hiểm.
- Tỷ lệ thành công thấp: Niềng răng sau khi bọc răng sứ là một quá trình cực kỳ phức tạp, đòi hỏi bác sĩ phải thật sự giỏi cũng như máy móc thiết bị tân tiến. Nếu lỡ như thực hiện ở những cơ sở nha khoa kém chất lượng, không những không thành công mà còn phải bọc lại toàn bộ răng sứ trên cung hàm. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến lệch răng, biến dạng hàm.
Trước khi quyết định tiến hành niềng răng sau khi bọc răng sứ, bạn nên thảo luận kỹ với nha sĩ để hiểu rõ các rủi ro và lợi ích cụ thể dành cho tình trạng miệng của bạn.
Các trường hợp răng sứ vẫn có thể niềng răng hiệu quả
Răng sứ có niềng được không sẽ được nha sĩ cân nhắc dựa trên các yếu tố sau:
Mô răng còn lại nhiều hay ít?
Bọc răng sứ chắc chắn sẽ phải mài cùi răng. Do đó, răng thật sẽ mất đi một phần mô răng và nếu mô răng còn lại đủ nhiều thì mới có thể niềng răng được. Bởi vì bác sĩ sẽ gắn mắc cài lên mão răng sứ và kéo chỉnh răng thật thông qua những chiếc răng sứ.
Chính vì truyền lực kéo không trực tiếp lên răng thật là phải thông qua răng sứ nên phương pháp này cực kỳ hạn chế so với phương pháp niềng răng thông thường. Vì vậy, việc kiểm chứng mô răng còn lại nhiều không là vô cùng quan trọng.
Tỷ lệ giữa mão răng sứ và răng thật có chuẩn hay không?
Nếu không răng sứ không xát khít vào răng thật thì rất có thể trong quá trình niềng răng sẽ làm bật răng sứ ra ngoài. Để đánh giá tình trạng này, các nha sĩ sẽ thăm khám vùng chân răng nếu có khe hở thì bạn phải bọc lại chiếc răng sứ tốt hơn thì mới có thể niềng răng.
Độ cứng chắc của răng thật
Phần răng thật còn lại sau khi bọc răng sứ phải còn cứng chắc và khỏe mạnh thì mới có thể tiến hành niềng răng. Bác sĩ có thể kiếm tra vấn đề này bằng cách xem răng đã chữa tủy hay chưa, khi gõ lên bề mặt mão răng sứ có nghe tiếng đanh đánh hay không. Việc lấy tủy sẽ khiến răng thật rất giòn dễ gãy dẫn đến rất khó để có thể niềng răng. Với những bệnh nhân chữa tủy hết cả hàm, mài cùi răng thì dường như cơ hội niềng răng là bằng không.
Khoảng cách di chuyển của răng theo kế hoạch niềng răng
Nhiều trường hợp bị hô, móm nặng, bọc răng sứ vẫn không thể giải quyết triệt để nên nhiều bệnh nhân vẫn muốn niềng răng sau khi bọc sứ. Tuy nhiên, vấn đề này bác sĩ sẽ cần phải xem xét cẩn trọng vì răng thật bên trong mão sứ phải di chuyển một quãng khá dài có thể dẫn đến tình trạng tiêu chân răng hoặc bật chân răng thật ra khỏi xương hàm.
Các tình trạng răng nên cẩn trọng khi kết hợp cả 2 phương pháp
Theo những chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực nha khoa. Tình trạng răng có thể niềng răng sau khi bọc răng sứ là những bệnh nhân đã thực hiện bọc răng sứ đơn lẻ. Trong trường hợp này khí cụ nha khoa vẫn có thế tác độn lực kéo lên mão răng sứ và răng thật bên trong, dịch chuyển chúng về vị trí mà bệnh nhân mong muốn.
Đối với những trường hợp bọc răng sứ toàn hàm, trước khi thực hiện các bác sĩ đã “canh đo đong đếm” để toàn bộ hàm răng có thể đều và đẹp, chuẩn khớp cắn và phù hợp với tỷ lệ khuôn mặt nên việc niềng răng sau khi bọc răng sứ là điều không cần thiết. .
Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm thông tin về răng sứ kim loại. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc về bàn chải điện thì comment ngay phía dưới bài viết này, Magic Việt Nam sẽ giải đáp ngay. Xem thêm thông tin về bàn chải điện tại sức khỏe & đời sống nhé.
Liên hệ:
Fanpage: MAGIC Viet Nam
Hotline: 1800 8379 – 0909 279 97.
ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT