Ghép Xương Răng Là Gì? Khi Nào Cần Ghép Xương Răng

Ghép xương răng là một phương pháp trong ngành nha khoa nhằm tái tạo và tăng cường xương trong khu vực răng và hàm. Quá trình này thông thường được sử dụng khi xương trong khu vực răng bị mất hoặc suy giảm do các nguyên nhân như răng mất, chấn thương, bệnh lý hay quá trình lão hóa. Khi xương trong khu vực răng bị mất hoặc suy giảm, nó có thể gây ra nhiều vấn đề như khó khăn trong việc cấy implant hoặc gắn kết răng giả, tạo nên một hàm răng không ổn định hoặc không đủ xương để duy trì răng tự nhiên. Cùng Magic tìm hiểu ghép xương răng là gì, khi nào cần ghép implant qua bài viết dưới đây bạn nhé.

Ghép xương răng là gì?

Khi trồng implant, ghép xương là một thủ thuật quan trọng trong việc cấy ghép. Khi bệnh nhận bị mất đi phần xương hàm, điều này sẽ không đủ điều kiện để tiến hành cấy ghép implant, từ đó, việc cấy ghép xương nhân tạo sẽ được thực hiện. 

Cấy ghép xương là kỹ thuật dùng để cấy ghép một phần xương giả vào khung hàm, giúp tạo ra một nền tảng chắc chắn để có thể ghép được trụ implant vào xương hàm. 

Ghép Xương Răng Là Gì? Khi Nào Cần Ghép Xương Răng 1
Ghép xương răng giúp xương hàm trở nên chắc chắn, thuận tiện cho việc bọc implant

Việc cấy ghép này thường được dùng một mảng xương nhân tạo, được các bác sĩ đo đạc kĩ lưỡng và đặt vào vị trí cần ghép xương. Mảnh xương này sẽ giúp phần xương hàm bị thiếu răng trở nên chắc chắn hơn, cải thiện thẩm mỹ của xương hàm.  Ngoài ra, nó cũng có thể đắp bên ngoài vết thương vừa được cấy ghép để giúp quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng hơn.

Thời gian để việc ghép xương lành hoàn toàn thông thường sẽ là 4 đến 6 tháng. Trong thời gian này, xương sẽ trải qua quá trình phục hồi và tương thích với xương thật, tạo nên một nền tảng vững chắc để ghép trụ implant.

Các chất liệu xương răng nhân tạo

Xenograft

Xương xenograft có nguồn gốc từ xương nhân tạo, thường được dùng trong ghép xương răng. Xương xenograft có nguồn gốc từ động vật, thường là gia cầm hoặc gia súc. Khi sử dụng, sẽ được làm sạch, tiệt trùng để loại bỏ hoàn toàn các thành phần bụi bẩn, tạp chất.

Xenograft cung cấp một cấu trúc xương tạm thời trong quá trình ghép xương răng để khuyến khích quá trình tái tạo xương tự nhiên. Khi được đặt trong vùng cần ghép xương, xenograft tạo ra một môi trường thuận lợi cho tế bào xương và yếu tố tăng trưởng xâm nhập từ mô xương xung quanh. Quá trình này khuyến khích sự phát triển của tế bào xương mới và tái tạo cấu trúc xương.

Ghép Xương Răng Là Gì? Khi Nào Cần Ghép Xương Răng 2
Xương xenograft – loại xương nhân tạo phổ biến trong quá trình ghép xương

Mặc dù xenograft giúp tái tạo xương hàm, tuy nhiên nó không thể tương thích 100% với xương trong cơ thể bạn. Sau một khoảng thời gian, nó sẽ dần hấp thụ và thay thế xương tự thân.

Việc dùng xenograft có nhiều ưu điểm và cả nhược điểm. Dù cho dùng chất liệu nào đi nữa, thì nên có sự đánh giá chuyên môn để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

Allograft

Allograft là một chất liệu xương nhân tạo được sử dụng trong quá trình ghép xương răng. Đây là xương được lấy từ nguồn gốc người khác, thường là từ người hiến tặng. Quá trình thu thập xương allograft được tiến hành thông qua quy trình hiến tặng xương và tuân thủ các quy định và quy tắc y tế liên quan.

Sau khi nhận được xương, xương allograft sẽ được xử lí để loại bỏ hoàn toàn các yếu tố nguy hiểm, các tạp chất đã có. Quy trình này thường là bỏ đi các tế bào sống, các virus còn tồn đọng trên xương.

Xương allograft có nguồn gốc từ xương thật nên giúp đẩy nhanh quá trình thích nghi với xương hàm của người nhận. Theo thời gian, vùng xương allograft này sẽ được hấp thụ và thay thế bằng mô xương mới của người được ghép.

Việc dùng xương allograft có nhiều ưu điểm, đặc biệt là nó mang lại một cấu trúc xương ổn định,  giảm thiểu nhu cầu lấy xương từ cơ thể bệnh nhân, giảm đau và thời gian phục hồi sau quá trình mổ.

Xenograft kết hợp

Kết hợp giữa xenograft và allograft là một phương pháp mới trong nha khoa. Phương pháp này giúp người dùng nhận được lợi ích từ cả hai loại xương trên  Bằng cách kết hợp xenograft và allograft, ta có thể tạo ra một cấu trúc xương tạm thời từ xenograft, đồng thời sử dụng allograft để cung cấp các yếu tố tăng trưởng và protein hỗ trợ quá trình tái tạo xương.

Xenograft được sử dụng như một cấu trúc tạm thời trong quá trình ghép xương. Tạo ra một môi trường lí tưởng để tế bào xương phát triển. 

Để tái tạo xương, thì allograft như một chất kết hợp giúp cung cấp các yếu tố tăng trưởng, cung cấp protein giúp thúc đẩy được sử phát triển và nhanh chóng tái tạo cấu trúc xương mới. Nhờ sự kết hợp này, quá trình tái tạo xương có thể được kích thích một cách hiệu quả hơn và đạt được kết quả tốt hơn.

Việc kết hợp xenograft và allograft trong ghép xương răng đòi hỏi sự đánh giá kỹ lưỡng và lựa chọn phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Nha sĩ sẽ xem xét tình trạng và yêu cầu của bệnh nhân để đưa ra quyết định tốt nhất về việc sử dụng kết hợp xenograft và allograft, nhằm đạt được kết quả tối ưu trong quá trình tái tạo xương.

Tự thân ghép xương (Autograft)

Autograft là phương pháp dùng xương tự thân của bệnh nhân để ghép xương xăng. Đây được xem là phương pháp có độ tương thích cao nhất giúp tái tạo mà khôi phục cấu trúc xương.

Quá trình này được thực hiện bằng cách lấy xương trên cơ thể, chẳng hạn như xương chân, xương sườn… sau đó được gắn bằng các kĩ thuật ghép xương để có độ tương thích với hệ thống xương trên cơ thể.

Ưu điểm lớn nhất của autograft chính là cung cấp được cấu trúc xương tự nhiên, nhiều tế bào sống và giàu yếu tố tăng trưởng tự nhiên. 

Ghép Xương Răng Là Gì? Khi Nào Cần Ghép Xương Răng 3
Xương tự thân autograft có độ tương thích cao nhất với xương hàm

Tuy nhiên, quá trình lấy xương từ người bệnh có thể gây ra một số rủi ro và phức tạp hơn so với việc sử dụng các chất liệu xương nhân tạo. Việc lấy xương tự thân yêu cầu một quy trình phẫu thuật tách biệt để lấy xương từ vùng dự trữ. Điều này có thể gây ra đau, sưng, nhiễm trùng và các vấn đề khác liên quan đến vùng lấy xương.

Ngoài ra, việc lấy xương tự thân cũng gây ra mất xương từ vùng dự trữ, gây ra một số mức độ mất mát xương tại cả hai vùng: nơi xương được lấy và nơi xương được ghép. Do đó, việc lấy xương tự thân cần phải được đánh giá kỹ lưỡng và quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra sau khi xem xét những lợi ích và rủi ro liên quan đến từng trường hợp cụ thể của bệnh nhân.

Tình trạng răng cần ghép xương răng

Răng mất và xương hàm suy giảm

Khi bạn mất răng một thời gian dài, xương răng sẽ bị tụt khá nhiều, do đó bạn phải cần ghép xương hàm mới. Khi răng mất, rễ răng không còn kích thích xương hàm như trước đây, dẫn đến sự suy giảm xương hàm theo thời gian.

Việc ghép xương khi răng mất và suy giảm giúp tái tạo lại cấu trúc của xương hàm, tạo một nền móng vững chắc để cấy ghép xương sau này. Điều  này giúp tăng sự ổn định của implant và đảm bảo implant có để sử dụng lâu dài mà không bị đào thải. Xương hàm không đủ để ghép Implant.

Ghép Xương Răng Là Gì? Khi Nào Cần Ghép Xương Răng 4
Mất răng lâu năm – nguyên nhân phổ biến khiến bạn phải ghép xương

Trong nhiều trường hợp, khi bạn mất răng hoặc thiếu răng, xương hàm của bạn sẽ không đủ mạnh để tiếp nhận một trụ implant vào xương hàm. Điều này thường xảy ra do suy giảm chức năng xương, bệnh lý về xương, hoặc mất răng lâu ngày.Khi xương hàm không đủ để đặt Implant, một quy trình gọi là ghép xương răng được thực hiện nhằm tạo ra thêm lượng xương cần thiết để hỗ trợ việc đặt Implant và tái tạo chức năng răng.

Tăng chiều cao và chiều rộng của xương hàm

Răng bị mất lâu ngày, chiều rộng và chiều cao của xương hàm sẽ trũng xuống, phần xương hàm sẽ bị thu hẹp lại, từ đó phần cấu trúc của xương hàm không đủ.Điều này là cần thiết để tạo điều kiện cho việc đặt Implant răng và khôi phục chức năng răng một cách tối ưu.

Các kỹ thuật cấy xương hàm răng hiện nay

Kỹ thuật ghép xương

Kỹ thuật cấy ghép xương là kỹ thuật nền tảng trong việc cấy xương hàm. Quá trình này bác sĩ sẽ dùng xương như  xenograft và allograft, autograft,… Nếu sử dụng xương tự thân, người dùng sẽ trải qua một ca phẫu thuật để lấy xương. Còn đối với xương nhận tạo, việc thực hiện trở nên dễ dàng hơn.

Việc dùng xương nhân tạo sẽ giúp bệnh nhân tránh khỏi việc phải trải qua một cuộc phẫu thuật dùng xương tự thân, mà còn giúp giảm thời gian phục hồi sau phẫu thuật.  Xương nhân tạo được thiết kế để phù hợp với cơ địa của người bệnh, đảm bảo tính tương thích sinh học và không gây kích ứng hay bị đào thải.

Việc lựa chọn giữa sử dụng xương tự thân hay xương nhân tạo phụ thuộc vào tình trạng xương của bệnh nhân và quyết định của bác sĩ. Quan trọng nhất là kỹ thuật ghép xương được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm và chuyên môn, đảm bảo sự thành công và an toàn trong quá trình cấy ghép xương trong điều trị implant nha khoa.

Kỹ thuật nâng xoang

Phương pháp mở

Đây là kĩ thuật được sử dụng trong phương pháp nâng xoang, được dùng cho phần răng hàm trên. Vì khu vực này rất gần với xoang, nên thường được dùng phương pháp này. Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ mổ dọc theo vùng răng cối trên.Tiến hành mở cửa sổ xương, sau đó bác sĩ sẽ nâng màng xoang hàm trên lên bằng dụng cụ chuyên biệt và đặt xương vào.

Sau đó, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ để nâng màng xoanh lên, tạo không gian để ghép xương vào.

Phương pháp đóng

Phương pháp đóng cũng là một cách được dùng trong quá trình nâng xoang. Phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng lỗ khoan giúp nâng xoang hàm trên và trên đỉnh sóng hàm.

Quá trình này sau đó được thực hiện qua việc lỗ khoan được tạo từ sóng hàm trên, implant sẽ được đặt vào phần đã tạo.

Một trong những ưu điểm chính của phương pháp đóng là bác sĩ chỉ cần thực hiện một ca mổ duy nhất để vừa nâng xoang vừa cấy implant. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho bác sĩ và bệnh nhân. Thứ hai, chỉ có một vết thương tại vùng sóng hàm trên, giúp giảm thiểu vấn đề hậu phẫu, không gây nặng nề và phức tạp.

Phương pháp đóng trong quá trình nâng xoang và cấy ghép implant là một lựa chọn phổ biến và đáng xem xét. Tuy nhiên, quyết định sử dụng phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào đánh giá kỹ lưỡng từ bác sĩ dựa trên tình trạng và yêu cầu của từng trường hợp cụ thể.

Quy trình ghép xương răng

Đánh giá và lập kế hoạch

Đầu tiên, bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá về mức độ tổn thương răng, tình trạng xương thông qua X–quang hoặc CT. Tiêp theo, bác sĩ sẽ lập nên phác đồ điều trị cụ thể cho bệnh nhân.

Chuẩn bị trước phẫu thuật

Chuẩn bị trước phẫu thuật là quá trình quan trọng, giúp ca phẫu thuật diễn ra thành công, tốt đẹp. Khi cấy ghép, bệnh nhân cần phải tuân thủ quy định của bác sĩ

Hút  thuốc lá là việc đầu tiên nên hạn chế trước khi phẫu thuật. Bệnh nhân nên ngừng hút trước 2 tuần để giảm nguy cơ gây viêm và giúp tăng cường quá trình phục hồi sau phẫu thuật.

Ngoài ra, nếu đang sử dụng thuốc chống viêm hay giảm đau, hãy hỏi ý kiến bác sĩ vì có rất nhiều loại thuốc chống chỉ định cho bệnh nhân trước và sau hậu phẫu.

Ngoài ra, cần chăm sóc và vệ sinh răng miệng tốt trước khi phẫu thuật. Bệnh nhân nên chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày và sử dụng chỉ dạy răng để giữ vệ sinh miệng tối ưu. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và tạo điều kiện tốt cho việc ghép xương răng thành công.

Phẫu thuật ghép xương

Khi quá trình phẫu thuật ghép xương được diễn ra, các bác sĩ sẽ tiến hành các bước như sau. Đầu tiên sẽ tạo một vết mổ tại nơi cần ghép xương.

Sau đó sẽ dùng mảnh xương có sẵn để ghép vào phần bị thiếu. Xương ghép có thể là xương tự thân của bệnh nhân (như từ vùng hàm, xương chân tay, hay xương chân chất lượng kém) hoặc có thể là xương nhân tạo được sản xuất từ vật liệu y tế an toàn như hydroxyapatite hay xenograft (từ nguồn gốc động vật). Xương ghép có thể có dạng mảnh nhỏ, viên hoặc dạng sợi.

Ghép Xương Răng Là Gì? Khi Nào Cần Ghép Xương Răng 5
Phẫu thuật ghép xương đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn cao

Tiếp theo, xương sẽ được đặt đúng vị trí để tái tạo lại mô xương. Bác sĩ sẽ dùng chuyên môn của mình để kết nối xương ghép khớp với xương gốc. Quá trình này đòi hỏi độ chuyên môn cao để xương có thể tương thích với cơ thể càng sớm càng tốt.

Điều trị hậu phẫu

Sau khi phẫu thuật, quá trình chăm sóc răng sau hậu phẫu sẽ được diễn ra. Bác sĩ sẽ hướng dẫn vệ sinh sạch bằng cách rửa miệng bằng nước muối, dung dịch kháng khuẩn. Ngoài ra, nên dùng gạch mềm để vệ sinh nhẹ nhàng.

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị nhiễm trùng, giúp giảm đau và sưng sau phẫn thuật. 

Quan trọng: 15 Điều Lưu Ý Trước Và Sau Khi Ghép Xương Răng

Ghép xương răng bao nhiêu tiền

Giá cả của việc ghép xương răng tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm địa điểm, loại phẫu thuật, vị trí, mức độ,.. Tuy nhiên, giá cả sẽ dao động từ 5 đến 10 triệu đồng cho mỗi răng.

Phẫu thuật ghép xương răng thường là một quá trình phức tạp và yêu cầu sự chuyên môn cao từ bác sĩ nha khoa chuyên khoa. Giá cả thường bao gồm chi phí của phẫu thuật, vật liệu ghép xương, thuốc tê, các bước chuẩn bị trước và chăm sóc sau phẫu thuật.

Chi phí ghép xương răng phụ thuộc vào yếu tố nào

Chi phí ghép implant thường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Không thể không kể đến chính là tay nghề bác sĩ, đây là việc rất quan trọng để xác định ca phẫu thuật có thành công hay không.

Yếu tố tiếp theo không thể không nhắc đến chính là tình trạng tiêu xương. Tùy theo tình trạng nặng hay nhẹ thì phương pháp ghép xương sẽ được áp dụng. Từ đó, sẽ được dùng các loại vật liệu khác nhau và kéo theo giá cả cũng chênh lệch. 

Quy mô và phạm vi điều trị cũng ảnh hưởng đến chi phí, bao gồm vị trí và số lượng răng cần ghép xương. Cuối cùng, địa điểm và nhà nha khoa cũng có thể tạo ra sự khác biệt về giá cả. Vì vậy, để biết chi phí ghép xương răng cụ thể và cập nhật nhất, tôi khuyên bạn nên truy cập vào trang web chính thức của các cơ sở nha khoa hoặc liên hệ trực tiếp với họ để được tư vấn và cung cấp thông tin chi tiết.

Giá ghép xương răng tham khảo

Sau đây Magic sẽ gợi ý giá implant cho bạn đọc tham khảo: 

  • Implant Hàn Quốc: dao động từ 3.000.000 vnd đến 10.000.000 vnd
  • Implant Đức – Mỹ:  dao động từ 15.000.000 vnd đến 35.000.000 vnd

Ghép xương răng có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng

Đây là việc không ai muốn xảy ra sau khi phẫu thuật. Nếu bạn không vệ sinh, không tuân thủ theo quy định về sát khuẩn, vi khuẩn sẽ xâm nhập gây ra viêm nhiễm. Đặc biệt là khi xâm nhập sâu vào vùng cấy ghép implant. Nếu xảy ra nhiễm trùng, các vùng nướu sẽ sưng, đỏ, gây nên viêm nhiễm, ảnh hưởng đến quá trình cấy ghép.  Việc duy trì vệ sinh miệng tốt và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ sau quá trình cấy ghép là rất quan trọng để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Mất xương

Trong nhiều trường hợp, có thể xảy ra việc mất xương quanh khu vực cấy ghép. Nó bao gồm nhiều nguyên nhân như chấn thương xương, thiếu máu khi cấy ghép. Nếu mất xương quá nhiều, quá trình cấy ghép có thể không thành công. Đôi khi, các phương pháp bổ sung như ghép xương hay ghép tạm thời có thể được sử dụng để tái tạo xương trước khi tiếp tục quá trình cấy ghép.

Không phù hợp

Một số trường hợp, phần xương cắm vào sẽ không phù hợp với chất liệu cấy ghép, sẽ gây ra tình trạng đào thải. Cơ thể sẽ từ chối các chất liệu được ghép vào và xảy ra nhiều phản ứng với nó.

Ghép xương răng bao lâu thì lành

Thời gian lành của xương răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Quá trình này thường là từ 3 đến 6 tháng. 

Ghép Xương Răng Là Gì? Khi Nào Cần Ghép Xương Răng 6
Xương đào thải – nỗi lo muôn thuở của những ai ghép xương

Trong giai đoạn đầu sau khi cấy ghép xương răng, xương sẽ trải qua quá trình gọi là “hợp xương”. Trong giai đoạn này, xương sẽ phục hồi và tích tụ dần xung quanh chất liệu ghép xương. Thời gian hợp xương có thể kéo dài từ 3 đến 4 tháng, trong đó xương sẽ trở nên vững chắc hơn và tích tụ đủ sức mạnh để chịu tải lực từ răng nhân tạo.

Sau đó, quá trình tái tạo sẽ tiếp tục giúp khu vực cấy ghép phục hồi hoàn toàn.

Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm thông tin về ghép xương răng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc về máy làm sữa hạt thì comment ngay phía dưới bài viết này, Magic Việt Nam sẽ giải đáp ngay. Xem thêm thông tin về gia dụng nhà bếp tại Cẩm nang gia dụng nhà bếp Magic nhé.

Liên hệ: Fanpage: MAGIC Viet Nam

Hotline: 1800 8379 – 0909 279 97

Đánh giá bài viết