Nguyên Nhân Bọc Răng Sứ Bị Hôi Miệng, Cách Khắc Phục

Hôi miệng là một vấn đề mà nhiều người gặp phải sau khi bọc răng sứ. Nguyên nhân bọc răng sứ bị hôi miệng có thể đa dạng và cần được hiểu rõ để tìm ra cách khắc phục hiệu quả. Khi bọc răng sứ, có một số yếu tố có thể góp phần gây ra hôi miệng. Một trong những nguyên nhân phổ biến là sự tích tụ của vi khuẩn trong khu vực răng và nướu, do việc không vệ sinh miệng đúng cách sau khi bọc răng sứ. Ngoài ra, nếu không có sự khớp hợp lý giữa răng sứ và răng tự nhiên, vi khuẩn có thể dễ dàng tích tụ và gây mùi hôi. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục qua bài viết này cùng Magic nhé.

Bọc răng sứ có bị hôi miệng không?

Bọc răng sứ là một phương pháp thẩm mỹ hiệu quả để điều trị các vấn đề về răng như sâu, nứt, mẻ, và mang lại vẻ đẹp hoàn hảo cho bệnh nhân. Trên thực tế, việc bọc răng sứ không phải là nguyên nhân chính gây hôi miệng. Tuy nhiên, nếu các chất liệu như sứ hay composite được sử dụng để làm răng không được vệ sinh đúng cách, nó có thể góp phần gây ra mùi hôi trong hơi thở, và đây là nguyên nhân chính gây hôi miệng.

Các vật liệu sứ và composite thường được sử dụng trong quá trình bọc răng sứ không gây kích ứng hoặc tác động xấu đến mô mềm trong miệng. Tuy nhiên, nếu không duy trì vệ sinh miệng đúng cách sau khi bọc răng sứ, vi khuẩn và mảng bám có thể tích tụ trên bề mặt răng và quanh các răng sứ, dẫn đến sự phân giải các chất hữu cơ và chất thải, từ đó gây mùi hôi trong hơi thở.

Nguyên nhân bọc răng sứ bị hôi miệng

Tay nghề bác sĩ kém

Tay nghề bác sĩ là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên một ca bọc sứ thành công. Bác sĩ cần có chuyên môn cao và tay nghề để thực hiện toàn bộ quá trình từ mài răng đến lắp sứ, giúp đạt độ chính xác cao cho răng.

Dán sứ là quá trình quan trọng để tạo ra một mô phỏng chính xác của cấu trúc răng và tình trạng nướu. Bác sĩ cần có kỹ năng và kinh nghiệm để dán sứ một cách chính xác, đảm bảo rằng răng sứ sẽ phù hợp với hàm răng tự nhiên và mang lại tính thẩm mỹ cao.

Nếu không thực hiện đúng quy trình, phần viền nướu sẽ tạo ra khe hở, từ đó các mảng bám và vi khuẩn trong khoang miệng sẽ xâm nhập và hoạt động mạnh, tạo ra viêm nhiễm và mùi hôi khó chịu, khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp.

Chất liệu không đảm bảo

Một trong những nguyên nhân chính gây hôi miệng chính là chất liệu sứ. Nhiều cơ sở nha khoa vì lợi nhuận đã nhập các loại răng sứ giá rẻ, ở những nơi không đáng tin cậy để làm răng cho bệnh nhân, từ đó gây nên các hậu quả nghiêm trọng.

Ngoài lớp răng sứ ở phía ngoài như chúng ta thấy, bên trong răng sứ còn có một lớp kim loại giúp tạo nên độ bền cho răng sứ. Nếu dùng kim loại giá rẻ, các kim loại này sẽ dễ dàng oxy hóa sau một thời gian ngắn sử dụng và là môi trường thuận lợi để tạo mảng bám.  Việc oxy hóa này dẫn đến viền đen hoặc sứt mẻ trên bề mặt răng sứ, gây mất tính thẩm mỹ và tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ.

Nguyên Nhân Bọc Răng Sứ Bị Hôi Miệng, Cách Khắc Phục 1
Chất lượng răng kém cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh hôi miệng

Bên cạnh đó, chất liệu sứ không đảm bảo cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây nên mùi hôi trong khoang miệng.

Do đó, nên cẩn trọng khi chọn lựa cơ sở nha khoa, chọn những nơi uy tín, lâu năm để đảm bảo rằng răng sứ sẽ không gây ra vấn đề hôi miệng và có thể được sử dụng trong thời gian dài mà không bị hư hỏng.

Người dùng có tiền sử mắc các bệnh về nướu, sâu răng

Các bệnh nhân có tiền sử các bệnh như viêm nha chu, sâu răng cũng là nguyên nhân gây hôi miệng sau khi bọc sứ.Nướu yếu có thể là kết quả của thói quen vệ sinh răng miệng kém, bệnh nướu, hoặc có thể là di truyền từ gia đình. Trước khi tiến hành quy trình bọc răng sứ, nha sĩ thường sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng bệnh lý răng miệng của bệnh nhân để xác định liệu có cần điều trị trước hay không.

Nếu bác sĩ có tay nghề kém, không chuẩn đoán, điều trị mà tiến hành bọc răng sứ ngay thì sẽ gây nên nhiều hệ lụy sau này. Trong đó, hôi miệng là một trong những hậu quả để lại. Để khắc phục trường hợp này, các bác sĩ phải tháo phần răng bị hư, xem nguyên nhân, chữa trị, sau đó mới bọc lại phần sứ mới. Việc này đòi hỏi nhiều thời gian và công sức.

Vệ sinh chăm sóc sai cách

Vệ sinh chăm sóc răng miệng là một trong những bước quan trọng giúp giữ gìn độ bền cho răng nói chúng và răng sứ nói riêng. Vệ sinh răng miệng thường xuyên giúp ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ trong miệng, ngăn ngừa mảng bám và giúp mang lại hơi thở thơm tho.

Vệ sinh răng miệng càng quan trọng hơn với những người bọc răng sứ. Nếu vệ sinh răng miệng không đúng cách, vi khuẩn có thể vẫn tồn tại và tích tụ trên bề mặt răng sứ, gây ra sự phân giải các chất hữu cơ và chất thải. Kết quả là, có thể hình thành các hợp chất lưu huỳnh phát ra mùi hôi khó chịu và miệng có mùi kim loại. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hơi thở mà còn làm mất đi sự tự tin trong giao tiếp và giao tiếp xã hội.

Nguyên Nhân Bọc Răng Sứ Bị Hôi Miệng, Cách Khắc Phục 2
Vệ sinh răng miệng sai cách cũng là nguyên nhân gây hôi miệng

Nha sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng như đánh răng 2 lần/ ngày, sử dụng các thiết bị như tăm nước, chỉ nha khoa để làm sạch triệt để.

Tuân thủ các hướng dẫn và quy trình chăm sóc răng miệng sau khi bọc răng sứ sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe nướu, tránh tích tụ vi khuẩn và môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây hôi miệng. Điều này đồng thời giúp bảo vệ và duy trì chất lượng và độ bền của răng sứ trong thời gian dài.

Làm gì khi bị hôi miệng sau khi bọc răng sứ

Chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách là yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe răng và nướu, cũng như giảm nguy cơ bị hôi miệng sau khi bọc răng sứ. Dưới đây là một số thủ tục vệ sinh răng miệng mà bạn nên tuân thủ:

Chăm sóc vệ sinh răng miệng

Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày

Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày là điều kiện tiên quyết để giữ gìn răng miệng luôn sạch sẽ. Nên sử dụng các loại bàn chải mềm, ưu điện bàn chải điện và các loại kem đánh răng có chứ fluoride để bảo vệ men răng một cách tuyệt đối.

Nguyên Nhân Bọc Răng Sứ Bị Hôi Miệng, Cách Khắc Phục 3
Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày để bảo vệ răng miệng toàn diện

Khi đánh răng, hãy dành ít nhất hai phút để làm sạch toàn bộ bề mặt răng. Hãy chú ý đánh răng từng chiếc răng một, bao gồm cả phía ngoài, phía trong và mặt cắt của răng. Đặc biệt, hãy chú trọng làm sạch kẽ giữa các răng, nơi mà thức ăn và mảng bám thường dễ bị mắc kẹt.

Sử dụng chỉ nha khoa

Chỉ nha khoa là công cụ quan trọng giúp làm sạch phần kẽ răng và các vùng xung quanh. Sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày giúp loại bỏ những thức ăn mắc kẹt, đặc biệt còn không gây thưa răng như các loại tăm xỉa thông thường.

Sử dụng dung dịch súc miệng kháng khuẩn

Sử dụng dung dịch súc miệng thường xuyên sẽ giúp giảm lượng axit có trong khoang miệng, ngăn chặn được việc hình thành các vết ố, mảng bám trên răng.

Khi chọn dung dịch súc miệng, hãy tìm một loại có chứa fluoride. Fluoride là một chất khoáng quan trọng giúp bảo vệ men răng, tăng cường sức mạnh của men răng và ngăn ngừa sự hình thành sâu răng. Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng được cung cấp trên bao bì để biết cách sử dụng dung dịch đúng cách.

Thường thì, sau khi đánh răng, bạn có thể súc miệng với dung dịch kháng khuẩn trong khoảng 30 giây đến 1 phút. Đảm bảo dung dịch tiếp xúc với mọi phần của miệng, bao gồm cả răng, nướu và lưỡi. Sau đó, không cần rửa miệng lại bằng nước. Điều này giúp thành phần kháng khuẩn tiếp tục hoạt động trong miệng để loại bỏ vi khuẩn và tạo môi trường miệng khỏe mạnh.

Cách cải thiện hôi miệng sau khi bọc răng sứ

Điều đầu tiên cần làm chính là xem nguyên nhân của hôi miệng đến từ đâu. Nếu hôi miệng xuất phát từ lỗi do bác sĩ, bạn nên tìm ngay đến nha khoa để điều chỉnh lại nếu răng sứ được bọc không đúng cách.

Tuy nhiên, nếu hôi miệng không phải là do lỗi kỹ thuật mà do các bệnh lý khác, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành các biện pháp điều trị phù hợp để loại bỏ tình trạng hôi miệng. Điều này có thể bao gồm việc điều trị các bệnh nướu, sâu răng, vi khuẩn miệng hoặc các vấn đề khác liên quan đến hôi miệng.

Nếu răng sứ không khớp với răng thật, hay xem xét lại để thay thế một loại khác để đảm bảo an toàn.

Nếu răng sứ bị lắp sai lệch, chỉ cần đến nha khoa để nha sĩ nắn chỉnh lại. Ngoài ra, nếu trong quá trình sử dụng răng sứ, bạn gặp phải các vấn đề như sưng viêm nướu, sâu răng hoặc các tình trạng khác liên quan đến răng miệng, nha sĩ sẽ tiến hành điều trị triệt để để giải quyết các vấn đề đó.

Cách chăm sóc răng sứ phòng hôi miệng

Thăm khám nha sĩ định kỳ

Thăm khám nha sĩ định kì là điều bắt buộc khi làm răng sứ. Vì tuổi thọ trung bình răng sứ sẽ từ 5 -7 năm, do đó, cần thăm khám ít nhât 6 tháng/ lần để đảm bảo rằng răng của bạn luôn trong tình trạng tốt nhất.

Nguyên Nhân Bọc Răng Sứ Bị Hôi Miệng, Cách Khắc Phục 4
Thăm khám bác sĩ ngay nếu có vấn đề về răng sứ

Khi kiểm tra, nha sĩ sẽ xem răng bạn có vấn đề nào như rạn nứt, trầy xước, mất nắp,.. nếu phát hiện nha sĩ sẽ đưa ra biện pháp giải quyết ngay, giúp đảm bảo răng sứ của bạn bền đẹp.

Ngoài ra, nha sĩ cũng có thể làm sạch chuyên sâu vùng răng sứ bằng các phương pháp như siêu âm, scaling, và đánh bóng. Điều này giúp loại bỏ mảng bám, chất như và vi khuẩn trong các kẽ răng và vùng xung quanh răng sứ, giúp duy trì sự sạch sẽ và giảm nguy cơ hôi miệng.

Sử dụng tăm nước vệ sinh

Sử dụng tăm nước là một công cụ hỗ trợ việc làm sạch răng miệng, giúp ngăn ngừa tình trạng hôi miệng. Khi bọc sứ, việc vệ sinh sẽ trở nên khó hơn và tạo nhiều điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Do đó, tăm nước được sinh ra nhưng một thiết bị nhanh, gọn, lẹ giúp vệ sinh từng kẽ răng một cách dễ dàng mà không tốn quá nhiều thời gian.

Nên chọn các loại tăm nước nhỏ gọn với màu sách phù hợp với nhu cầu sử dụng. Khi sử dụng, hãy nhẹ nhàng đưa tăm vào giữa các răng sứ, sau đó di chuyển lên xuống và xung quanh kẽ răng để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn. Đảm bảo không sử dụng tăm quá mạnh để tránh gây tổn thương cho răng sứ hoặc nướu.

Nguyên Nhân Bọc Răng Sứ Bị Hôi Miệng, Cách Khắc Phục 5
Tăm nước – bảo bối cho những ai có vấn đề về răng miệng

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một ít dung dịch nước vệ sinh răng miệng không chứa cồn để làm sạch và làm dịu nướu. Rửa miệng với dung dịch trong khoảng 30 giây sau khi sử dụng tăm nước vệ sinh.

Tuy nhiên, việc sử dụng tăm nước vệ sinh răng sứ chỉ là một phần trong việc duy trì vệ sinh răng miệng toàn diện. Hãy nhớ thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh răng miệng khác như đánh răng đúng cách, sử dụng chỉ nha khoa và dung dịch súc miệng, và thăm nha sĩ định kỳ. Chỉ có việc thực hiện đầy đủ các biện pháp này, bạn mới có thể duy trì sức khỏe của răng sứ và ngăn ngừa tình trạng hôi miệng hiệu quả.

Đánh giá bài viết