5 Phương Pháp Cầu Răng Sứ & Tình Trạng Răng Nên Bắc Cầu Răng Sứ

Cầu răng sứ là một phương pháp không chỉ khôi phục lại những chiếc răng đã mất mà còn đảm bảo chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ răng miệng cao. Bên cạnh đó, phương pháp này còn được nhiều người lựa chọn vì giá thành hợp lý. Vậy cầu răng sứ là gì? Mời bạn cùng MAGIC tìm hiểu qua bài vết bên dưới nhé!! 

Cầu răng sứ là gì?

Phương pháp cầu răng sứ là một giải pháp phục hình thay thế cho răng mất, thường được áp dụng trong trường hợp cần phục hình một hoặc hai răng bị mất. Phương pháp này đặt cầu răng sứ giữa hai răng còn lại, tạo thành một cấu trúc kết nối. Cầu răng sứ thường bao gồm hai mão răng sứ hai bên và giữa chúng là một hoặc hai răng giả (tùy thuộc vào số lượng răng mất). Trong quá trình phục hình, hai răng lân cận khỏe mạnh sẽ được mài cùi, sau đó, mão răng sứ sẽ được gắn lên chúng để tạo ra một cấu trúc vững chắc và đồng thời đảm nhận vai trò làm trụ đỡ.

Tương tự như mão răng sứ, hiện nay có rất nhiều loại vật liệu được sử dụng để chế tạo cầu răng, sứ bao gồm titan, kim loại, zirconia, cercon, diamond, emax, và nhiều lựa chọn khác. Việc lựa chọn loại vật liệu thích hợp thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí của răng bị mất, yêu cầu cá nhân, điều kiện tài chính, và tình trạng toàn bộ răng miệng. 

Các loại vật liệu như zirconia, cercon, diamond, emax thường được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ và độ bền chắc. Trái ngược, răng titan và kim loại thường có giá thành thấp, là lựa chọn tiết kiệm chi phí cho những bệnh nhân không có nhiều điều kiện tài chính  Bác sĩ sẽ tư vấn và lựa chọn loại vật liệu phù hợp nhất dựa trên các yếu tố này.

Tình trạng răng làm cầu răng sứ

Thông thường, những trường hợp được bác sĩ khuyên nên làm cầu răng sứ là những đối tượng mất 1 hoặc một ít răng liên tiếp nhau, nhưng đòi hỏi phải còn đủ số lượng răng thật để làm trụ nâng đỡ cho cầu răng bên trên cũng như những trụ răng thật này phải đảm bảo chắc chắn khỏe mạnh, không mắc phải bất kỳ các vấn đề bệnh lý răng miệng nào. 

tình trạng răng làm cầu răng sứ
tình trạng răng làm cầu răng sứ

Trường hợp người bệnh mất răng số 8 hoặc răng kế cận răng số 8 thì bác sĩ khuyến cáo không thực hiện cầu răng sứ. Bởi vì, lúc này chỉ có một răng làm trụ sẽ khiến cho điểm tựa không chắc chắn, cầu răng sứ sẽ yếu đi nhanh chóng. Mặt khác, răng số 8 bản thân đã có nguy cơ tiềm ẩn gây biến chứng nên thường được nhổ bỏ vì vậy không thể làm trụ cho cầu răng sứ bên trên. 

Có thể thấy rằng, không phải trường hợp mất răng nào cũng có thể thực hiện phương pháp làm cầu răng sứ, nếu bạn rơi vào trường hợp không thể làm cầu răng sứ hoặc bạn không muốn làm cầu răng thì bạn có thể lựa chọn phương pháp trồng răng Implant để phục hồi lại răng đã mất. 

Các phương pháp bắc cầu răng sứ

Phương pháp bắc cầu răng sứ truyền thống 

Bắc cầu răng sứ truyền thống là phương pháp phục hình răng mất phổ biến nhất hiện nay. Với phương pháp này bác sĩ sẽ mài cùi răng hai răng thật khỏe mạnh, kề cận răng đã mất để làm trụ đỡ cho cầu răng sứ, gia tăng độ bền và sứ chịu tải cho cầu răng sứ sau đó tiền hành cố định cầu răng sứ lên trên để khôi phục răng mất và chức năng ăn nhai. 

các phương pháp bắc cầu răng sứ
các phương pháp bắc cầu răng sứ

Phương pháp bắc cầu răng sứ với 

So với phương pháp cầu răng sứ truyền thống thì cầu răng sứ với chỉ phải mài 1 răng thật để làm trụ đỡ. Tuy nhiên, với cách thức đặc biệt đòi hỏi bác sĩ phải tính toán kỹ lưỡng để tránh tình trạng dồn lực ăn nhai lên một răng, gây nguy hiểm cho răng trong lúc ăn nhai. 

Phương pháp bắc cầu răng sứ cánh dán 

Bắc cầu răng sứ cánh dán hay còn được gọi là cầu răng sứ nối nhựa với cấu tạo bao gồm một răng giả được làm từ chất liệu sứ ở chính giữa và hai bên ngoài cùng là cánh dán. Phương pháp này được đánh giá cao bởi không phải thực hiện mài cùi răng nhờ đó bảo vệ được răng gốc cùng với chi phí điều trị thấp. 

Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là độ bền không cao, lực nhai yếu nên chỉ áp dụng cho các răng trước, không thể sử dụng cho các răng hàm nhai và với điều kiện hai răng kế bên phải thật sự chắc khỏe. 

Phương pháp bắc cầu răng sứ Composite 

Dựa vào hai chiếc răng thật làm giá đỡ, bác sĩ sẽ lắp đầy khoảng trống mất răng bằng vật liệu Composite. Phương pháp này có chi phí khá thấp nhưng chỉ mang tính chất tạm thời vì độ bền không cao. 

Phương pháp bắc cầu răng sứ nhảy 

Không giống với phương pháp bắc cầu răng sứ nhảy, phương pháp này chỉ cần mài một răng kế bên vị trí răng mất để tạo ra trụ chống đỡ. Tuy ưu điểm này giữ lại nhiều răng tự nhiên hơn so với cầu răng thông thường, nhưng đồng thời, cũng làm giảm khả năng ăn nhai do chỉ có một trụ răng chống đỡ cầu.

Quy trình bắc cầu răng sứ

Bước 1: Bác sĩ thăm khám tổng quát, chụp phim, đánh giá tình trạng răng miệng của bệnh nhân, xem xét số lượng răng cần phục hình và đồng thời lên phác đồ điều trị chi tiết.

Bước 2: Khi bệnh nhân đồng ý với phác đồ điều trị, hai bên sẽ thống nhất ký hợp đồng điều trị. 

Bước 3: Y tá sẽ tiến hành vệ sinh và diệt khuẩn khoang miệng cho bệnh nhân, đảm bảo yếu tố vô trùng trong khi bác sĩ  thực hiện bọc răng sứ. 

Bước 4: Bác sĩ tiến hành gây tê vùng răng cần phục hình để bệnh nhân cảm thấy nhẹ nhàng trong quá trình bắc cầu răng sứ . Sau đó, giai đoạn tiếp theo là mài cùi răng. 

Bước 5: Trong giai đoạn này bác sĩ sẽ thực hiện lấy dấu hàm và phục hình tạm thời. 

Bước 6: Gắn cố định cầu răng sứ và kiểm tra có khớp với hai răng trụ, có bị tình trạng chông chênh hay không 

Bước 7: Bác sĩ sẽ kiểm tra cầu răng sứ lần cuối cùng trước khi hoàn thành và đặt lịch hẹn tái khám để đánh giá tình trạng cầu răng sứ sau khoảng thời gian sử dụng nhất định. 

Thời gian thực hiện bắc cầu răng sứ

thời gian thực hiện bắc cầu răng sứ
thời gian thực hiện bắc cầu răng sứ

Đối với quy trình bắc cầu răng sứ, quãng thời gian bạn cần để có một hàm răng đầy đủ, hoạt động ổn định, ăn nhai bình thường là khoảng 5-6 ngày. Thông thường, chỉ cần đến nha khoa khoảng 2-3 lần, quy trình phục hình răng sẽ hoàn tất. Mỗi buổi điều trị thường kéo dài trong khoảng 1-2 tiếng, mang lại sự thuận tiện và hiệu quả cho bệnh nhân.

Bắc cầu răng sứ có bền không? 

Theo các bác sĩ, độ bền của phương pháp cầu răng sứ phụ thuộc phần lớn vào các yếu tố như chất lượng cùi răng, loại răng sứ, mão răng sứ, tay nghề của bác sĩ, chế độ chăm sóc sau khi gắn cầu răng sứ, ….

Cầu răng sứ có bền không?
Cầu răng sứ có bền không?

Chất lượng của cùi răng

Khi thực hiện cầu răng sứ bắt buộc phải mài đi hai răng thật kề cận vị trí mất răng do đó đòi hỏi những chiếc răng này phải chắc khỏe để có thể làm cùi cầu răng, xương hàm không bị tiêu biến. Chỉ có như vậy thì mão răng sứ bên trên mới giữ được lâu dài. Nếu cùi răng không tốt hoặc lung lay thì mão răng sứ ở trên cũng không giữ được, ảnh hưởng đáng kể đến thời gian sử dụng và tuổi thọ của cầu răng sứ. 

Chất liệu mão sứ

Hiện nay, có hai loại mão răng sứ phổ biến là mão răng sứ kim loại và mão răng sứ toàn sứ. Việc chọn mão răng sứ gắn bên trên cũng ảnh hưởng đáng kể đến độ bền của cầu răng sứ. 

  • Răng sứ kim loại: loại răng sứ này thường có 2 phần. Phần thứ nhất là phần khung sườn bên trong được chế tạo từ các loại hợp kim khác nhau. Phần thứ hai là lớp men ngoài được phủ bằng sứ. Với loại răng sứ này, giá thành rẻ nên phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Bù lại, tính thẩm mỹ của chúng lại không cao, màu sắc cũng không được tự nhiên như răng thật. Sau khoảng 3 – 5 năm, khung kim loại có thể bị tụt ra khỏi viền nướu, gây đen viền làm mất đi tính thẩm mỹ. 
  • Răng sứ toàn sứ: Với loại răng sứ này, cả khung sườn bên trong và lớp men bên ngoài đều làm từ chất liệu sứ 100% không pha trộn. Do đó, độ bền có thể lên tới 20 năm nên giá thành cao hơn hẳn so với răng sứ kim loại. Hiện nay, các loại răng sứ như Cercon, Zirconia được ưa chuộng trong lĩnh vực nha khoa. 

Tay nghề của bác sĩ

Bên cạnh yếu tố về chất liệu thì bác sĩ giữ vai trò quan trọng quyết định đến độ bền của cầu răng sứ. Bác sĩ có kiến thức chuyên môn cao, tay nghề cứng, có nhiều kinh nghiệm điều trị, sẽ giúp mài cùi răng, lắp răng sứ đảm bảo độ chuẩn xác. Còn ngược lại, sẽ làm cho tuổi thọ của cầu răng sứ bị suy giảm. Nếu mài răng không đúng kỹ thuật sẽ làm hại đến tủy, còn mài ít quá thì cầu răng sứ sẽ không đủ vững chắc, quá trình ăn nhai cũng sẽ kém đi. Đó là lý do vì sao, bạn nên tìm các bác sĩ có chuyên môn cao, cơ sở nha khoa uy tín. 

Chế độ chăm sóc sau khi thực hiện cầu răng sứ

Chế độ chăm sóc, bảo vệ cầu răng sứ là điều vô cùng quan trọng giữ cho cầu răng sử dụng được lâu dài. Vì là răng sứ nên bạn phải cẩn trọng trong việc ăn nhai cũng như vệ sinh răng miệng. Lưu ý, thực hiện chải răng sau khi ăn, chải kỹ ở vị trí cầu răng sau khi ăn để tránh thức ăn thừa còn sót lại. Bạn cũng nên chú ý không chải răng quá mạnh dẫn đến việc răng bị tổn thương. 

Chi phí cầu răng sứ bao nhiêu? 

Chi phí làm cầu răng sứ phụ thuộc vào những yếu tố như số lượng răng mất cần phục hình, loại vật liệu răng sứ, chi phí thực hiện của cơ sở phòng khám,..

Cách tích chi phí đơn giản như sau: 

Chi phí cầu răng sứ = (đơn giá loại răng sứ bạn sử dụng) x (số lượng răng sứ cần dùng trên cầu răng). 

Chính vì vậy, chi phí thực hiện cầu răng sứ của mỗi người là khác nhau. Mặt khác, chi phí thực hiện còn phụ thuộc vào tính trạng răng miệng, tình trạng xương hàm của người bệnh cùng nhiều yếu tố khác. Qua thăm khắm, bác sĩ sẽ có phương pháp thực hiện tối ưu và giải đáp chi tiết cho người bệnh. 

Bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần điều này giúp bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng cũng như chất lượng của mão răng sứ nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra thì có thể điều trị kịp thời. 

Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm thông tin về cầu răng sứ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc về bàn chải điện thì comment ngay phía dưới bài viết này, Magic Việt Nam sẽ giải đáp ngay. Xem thêm thông tin về bàn chải điện tại sức khỏe & đời sống nhé.

Liên hệ:

Fanpage: MAGIC Viet Nam

Hotline: 1800 8379 – 0909 279 97.

 

Đánh giá bài viết